Mách mẹ cách giải độc thịt cóc và các loại thực phẩm khác để không mất mạng oan uổng

Mấy hôm nay nhiều người tỏ ra thương tiếc vì cái chết của 3 mẹ con vì ăn nồi cháu cóc. Em chợt nhớ đến câu chuyện của mình nghĩ lại em vô cùng sợ luôn các chị ạ.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Cũng là 1 người mẹ thấy con ốm yếu ai chẳng xót thương nhưng mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, nhà có điều kiện có thể tẩm bổ cho con bằng những thực phẩm đắt tiền, còn khó khăn như gia đình em hay gia đình chị H chỉ còn cách tẩm bổ cho con bằng thịt cóc.

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Vì nghe nói trong thịt cóc được biến đến là một món ăn siêu bổ dưỡng, chống còi xương, suy dinh dưỡng. Lượng protein lớn cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác. Tuy nhiên, không 1 bà mẹ nào biết được loài vật này cũng tích tụ nhiều độc tố, có thể gây hậu quả cho người ăn.

Con em lúc trước cũng bị còi xương, suy dinh dưỡng, cũng nhờ ăn thịt có mà khỏe mạnh đấy, tuy nhiên cách làm của em thì rất kỹ lưỡng ạ. Cóc chồng em tự bắt, không mua cóc làm sẵn vì nhiều khi người bán cũng thiếu hiểu biết và làm không sạch, còn xót trứng, vỡ mật hay các nội tạng khác.

Vì lượng bufotenin trong một con cóc có thể khiến 4-5 người khỏe mạnh tử vong. Dù qua cơn nguy kịch, nạn nhân vẫn có những di chứng như suy thận, ảnh hưởng thần kinh… Khi chế biến không cẩn thận, chất độc có thể dính vào thịt cóc và gây hoạ cho người dùng.

Vì vậy muốn cho con dùng thịt cóc các chị hãy tự tay bắt và làm thật sạch, loại bỏ hoàn toàn nội tạng cóc. Theo em thời buổi hiện đại rất nhiều thực phẩm bổ sung dinh dưỡng khác nên tốt nhất chúng ta nên loại bỏ thịt cóc ra khỏi thực đơn hàng ngày.

Triệu chứng khi con bị ngộ độc thực phẩm:

Triệu chứng ngộ độc: Nung bệnh từ 1-2 giờ sau khi ăn cóc thì xuất hiện.

+ Hội chứng tiêu hoá: Buồn nôn, nôn, mửa, đau và chướng bụng.

+ Hội chứng tim mạch: Lúc đầu bệnh nhân cảm thấy hồi hộp, huyết áp cao, nhịp tim nhanh, sau đó rối loạn nhịp: Ngoại tâm thu, cơn nhịp nhanh thất, rung thất đôi khi có bloc nhĩ thất, nhịp nút, dẫn đến truỵ mạch. Với người bị nặng, sự dẫn truyền ở tâm thất bị ngưng trệ, rung tâm thất, huyết áp tụt, chân tay lạnh.

+ Hội chứng rối loạn thần kinh-tâm thần: Chất Bufotenin trong nhựa cóc có thể gây ảo giác, ảo tưởng, rối loạn nhân cách, chảy rãi, thèm ngủ, mồm miệng và tứ chi tê dại, đổ mồ hôi. Năng hơn nữa có thể gây ức chế trung khu hô hấp dẫn tới ngừng thở và tử vong.

Sơ cứu kịp thời, đúng cách sẽ hạn chế trường hợp xấu nhất xảy ra. Sau khi ăn thịt cóc hoặc trong khoảng 30 phút, nạn nhân sẽ có các biểu hiện buồn nôn, đau đầu, trướng bụng. Lúc này, cần nhanh chóng tiến hành gây nôn cho nạn nhân (cho nạn nhân nằm nghiêng rồi móc họng hoặc nạn nhân tự làm) để loại bỏ tối đa độc tố trong cơ thể.

Khi gặp người bị ngộ độc thịt cóc, cần nhanh chóng gây nôn để loại bỏ độc tố, rửa dạ dày bằng dung dịch tanin 2%, dung dịch thuốc tím 1/5.000
Cho nạn nhân uống nước cam thảo, lòng trắng trứng hoặc nước luộc đỗ xanh.

Có thể cho nạn nhân uống than hoạt tính để hấp thụ độc tố còn trong cơ thể.

Tuyệt đối không được dùng Adrenalin, Ouabain để tránh gây nguy hiểm.

Sau đó phải nhanh chóng đưa đi cấp cứu để các bác sĩ tiến hành các biện pháp đào thải độc tố chuyên nghiệp cũng như điều trị triệt để các triệu chứng đi kèm.

Để phòng ngừa ngộ độc do ăn cóc, mọi người cần hạn chế loại thực phẩm này. Với trẻ nhỏ, phụ huynh không nên mạo hiểm cho con ăn với mong muốn chữa bệnh còi xương hay chán ăn. Theo các chuyên gia, vitamin D và canxi trong thịt cóc rất ít, không thể chống còi xương ở trẻ. Thịt bò hoàn toàn có lượng đạm tương đương với thịt cóc. Bên cạnh đó, các món hải sản còn có lượng kẽm nhiều hơn. Cha mẹ hoàn toàn có thể dùng các loại thực phẩm này thay vì thịt cóc, chúng lại còn có độ an toàn cao hơn.

Nếu muốn dùng thịt cóc, cần tránh sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn như ruốc cóc, thịt cóc,… do độ an toàn và đảm bảo vệ sinh chưa đảm bảo. Tuyệt đối không ăn nội tạng, trứng cóc. Khi chế biến phải để thịt cóc sạch sẽ, không bị da, nhựa,… dính vào. Nhanh chóng đến bệnh viện nếu có các dấu hiệu ngộ độc.

https://lanhmanh.com/doi-song/bi-bat-qua-tang-dan-canh-moc-tui-truoc-cong-bv-bach-mai-nguoi-phu-nu-nam-ra-duong-lot-quan-va-63794.html
Ảnh: Internet

Ngoài trường hợp các bé và người lớn bị ngộ độc thực phẩm các chị có thể dùng theo cách sau:

Nếu có các biểu hiện ngộ độc xảy ra sau khi ăn thức ăn gây ngộ độc trước 6h thì cần làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết thức ăn đã ăn vào.

Có thể gây nôn bằng cách: Dùng lông gà ngoáy họng, uống nước mùn thớt, uống nước muối (2 thìa canh muối pha với 1 cốc nước ấm) hoặc uống đầy nước rồi móc họng để kích thích gây nôn.

Tuy nhiên, khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ. Phải để trẻ nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Không để trẻ nằm ngửa và nôn vì như vậy có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và rất dễ dẫn đến tử vong. Trong quá trình gây nôn, phải luôn phải khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ.

Khi có các biểu hiện của ngộ độc cấp tính, các bạn cần áp dụng các biện pháp đẩy chất độc ra ngoàiKhi có các biểu hiện của ngộ độc cấp tính, các bạn cần áp dụng các biện pháp đẩy chất độc ra ngoài.

Với trường hợp ngộ độc xảy ra sau khi ăn phải thức ăn gây độc sau 6h, lúc này chất độc đã bị hấp thu một phần vào cơ thể, thì cần xử trí bằng cách:

Dùng chất trung hòa: nếu người bị ngộ độc do những chất acid có thể dùng những chất kiềm chủ yếu như: nước xà phòng 1%, nước magie oxyt 4%, cứ cách 5 phút cho người bệnh uống 15ml. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng thuốc muối để tránh hình thành C­­O2 làm thủng dạ dày cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày. Nếu người bị ngộ độc do chất kiềm thì cho uống dung dịch acid nhẹ như: dấm, nước quả chua….

Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như: dùng bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo…để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc.

Dùng chất kết tủa: nếu bị ngộ độc kim loại (chì, thủy ngân…) có thể dùng lòng trắng trứng, sữa hoặc 4 – 10g natri sunfat.

Dùng chất giải độc: với người bị ngộ độc kim loại nặng, axit… có thể uống kết hợp với chất độc thành chất không độc như: uống hỗn hợp than bột, magie oxit.

Lưu ý: Đối với tất cả các trường hợp ngộ độc đều phải được đưa ngay tới cơ sở Y tế để được bác sỹ đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị, phù hợp, kịp thời.

Nguồn Web trẻ thơ

Related Posts

18 sản phẩm chăm sóc bé ‘thần kỳ’ như bảo bối của Doraemon

Chăm trẻ đã khó, khiến bé vui vẻ, khỏe mạnh mỗi ngày lại càng khó hơn. Không chỉ bé mà ngay cả các mẹ đôi khi cũng…

Đặt tên 4 chữ cho con trai đang rất hot, mẹ đã biết đến 50 tên đẹp-lạ này chưa?

Muốn con lớn lên thông minh, tài năng hay mạnh mẽ? Những cái tên 4 chữ cho con trai dưới đây sẽ giúp bố mẹ thỏa mãn…

Có nên cho trẻ sơ sinh đội mũ?

Khi cha mẹ, ông bà được đón bé từ tay của các y bác sĩ trong viện, hầu như bé nào cũng đã được quấn tròn trong…

Mẹ bị ít sữa và trầm cảm sau sinh ư? Không nói nhiều, đi về nhà ngoại ngay đi các mẹ

Nghe thì có vẻ chua chát và hơi “động chạm” đến nhà nội, nhưng sự thật thì “về nhà ngoại” là mong muốn sau khi sinh con…

Có mẹ khéo tay thế này, bé nào chẳng ăn cơm ngon ‘thun thút’

Tuy con trai không thuộc tuýp lười ăn nhưng chị Lê Thị Phương Thảo (30 tuổi – Quảng Bình) vẫn miệt mài vào bếp, nấu những món…

Mẹ nào mua xe tập đi cho con thì hãy xem lại, mẹ đang phạm một sai lầm rất lớn với đôi chân của con

Trong những năm gần đây, xe tập đi là món đồ mà hầu như cha mẹ nào cũng sắm cho con mình. Đúng như cái tên, xe…