Hãy dừng ngay việc TỰ XỊT để RỬA MŨI cho con vì HẬU QUẢ KINH KHỦNG này

Xục mũi bằng nước muối sinh lý

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Các chuyên gia về tai mũi họng cảnh báo rằng việc sử dụng nước muối sinh lý để xục rửa mũi cho trẻ có thể gây ra các bệnh viêm tai, thối tai ảnh hưởng đến thính lực của trẻ.

Chị Trần Thanh Huyền trú tại Hoàng Mai, Hà Nội luôn tự hào vì lúc nào cũng giữ cho con một cách sạch sẽ. Chị Huyền kể hàng ngày chị đều dùng xilanh để xục rửa sạch mũi cho con vì thế mà con chị 3 tuổi đã không còn sợ mỗi khi bị mẹ xục mũi.

Một chai nước muối sinh lý 1 lít, chị Huyền lấy chiếc xi lanh nhỏ phun thẳng vào mũi con bắt bé xịt hết các bụi bẩn ra.

Nhờ đó mà con chị rất ít khi bị viêm mũi. Tuy nhiên, gần đây chị thấy con hay đau ở tai và có biểu hiện sốt. Chị vô tình sờ vào tai là con khóc tím tái.

Chị Huyền lên mạng tìm kiếm nghi ngờ có thể viêm tai nên mua kháng sinh và thuốc nhỏ về điều trị. Chính vì thế, chỉ sau 6 ngày con chị không còn đau nhưng tai có mùi rất kinh khủng.

Chị cho con đi khám, bác sĩ cho biết cháu bị thối tai vì điều trị viêm tai không đúng cách.

hay-dung-ngay-vit-tu-xit-de-rua-mui-myeva-vn1

Hay như trường hợp của bé Nguyễn Hải Thái An trú tại Hàng Bột, Đống Đa, Hà Nội cũng bị thối tai. Mẹ của bé cho rằng chị rất sạch sẽ trong khoản chăm sóc con.

Mỗi lần bé chảy nước mũi chị lại mua thuốc xịt mũi về xịt rửa mũi cho con và nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày.

Khi nghe bác sĩ phân tích về cách chị dằn con giữ chặt để nhỏ nước muối, xục rửa mũi hàng ngày cho con vô tình khiến nước và các vi khuẩn xâm nhập từ mũi họng lên tai gây ra bệnh viêm tai giữa đóng mủ của con chị.

Sau khi nghe bác sĩ giải thích, mẹ của bé Thái An đã từ bỏ việc xục mũi cho con bằng nước muối sinh lý và rửa nước muối.

Nguy hiểm vô cùng

Trong buổi hội thảo khoa học “Cập nhật hướng mới trong điều trị Viêm mũi- Viêm xoang” tổ chức tại Nam Định, GS-TS Nguyễn Hoàng Sơn – Chủ tịch Hội TMH Hà Nội & các tỉnh phía Bắc đã nêu một số ý kiến.

Với 58 năm hành nghề của mình, ông muốn nhắn gửi lời cảm ơn chua xót từ đáy lòng tới các bậc phụ huynh, Bác sỹ Google, Youtube…

Đồng thời cũng muốn nhắn nhủ một vài quý đồng nghiệp khi tư vấn về cách sử dụng thuốc xịt mũi, nhỏ mũi (nước muối sinh lý, co mạch, corticoid…) chính là nguyên nhân làm gia tăng chóng mặt bệnh viêm mũi và viêm tai tại Việt Nam.

Trong đó, 50% bệnh nhân viêm mũi xoang thì bị viêm tai, thối tai và 50% bệnh nhân viêm tai, thối tai bị viêm mũi xoang, hầu họng) với tần suất cứ 3 đến 4 tuần lại bị tái lại một lần đặc biệt đối với trẻ em.

hay-dung-ngay-vit-tu-xit-de-rua-mui-myeva-vn2

PGS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cũng đưa ra cảnh báo việc làm dụng các sản phẩm xịt mũi, rửa mũi cho trẻ.

Điều này rất nguy hiểm có thể làm tăng các bệnh lý viêm mũi, viêm tai giữa, viêm xoang thậm chí thối tai ảnh hưởng tới thính lực của trẻ, gây ra điếc.

Các phụ huynh thường chủ quan về bệnh viêm tai giữa ở trẻ, bệnh viêm tai giữa có thể gây nên biến chứng nguy hiểm khó lường nếu không được điều trị sớm.

Thói quen rửa mũi chính là nguyên nhân làm cho mũi mất đi lớp dịch tự nhiên ngăn cản vi khuẩn xâm nhập.

Một số nước xịt mũi có chứa corticoid làm teo niêm mạc trong mũi, họng mất đi khả năng kháng vi khuẩn tự nhiên của nhờn sinh lý nên vi khuẩn dễ xâm nhập.

Ngoài ra, vi khuẩn và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lan lên tai giữa, nhất là khi em bé nằm ngửa thì tai sẽ ở vị trí thấp hơn mũi họng sẽ là nơi vi khuẩn và nước dịch tấn công vào.

hay-dung-ngay-vit-tu-xit-de-rua-mui-myeva-vn3

Viêm tai dễ biến chứng khó chẩn đoán. Biểu hiện có sự khác nhau theo từng lứa tuổi. Ở trẻ sơ sinh, các dấu hiệu thường không rõ ràng, có khi chỉ là kích thích, quấy khóc, bỏ bú.

Trẻ lớn hơn thì có thể bị sốt, kèm (hoặc không kèm) viêm hô hấp trên, đau tai, màng nhĩ viêm đỏ…

Dấu hiệu quan trọng nhất qua soi tai là có thể thấy màng nhĩ phồng lên, thấy ứ dịch trong đó, thậm chí có mủ ở dưới đục, vàng.

Một số trường hợp còn thấy chảy nước, mủ ra tai ngoài nhưng không phải lúc nào soi cũng tìm được bệnh.

Bệnh có thể sẽ dẫn đến biến chứng thủng nhĩ, thậm chí suy giảm chức năng nghe, gây cản trở không nhỏ đến quá trình hình thành ngôn ngữ của trẻ.

Vì thế, để phòng bệnh cho trẻ, bác sĩ khuyến cáo cha mẹ không nên tự chữa bệnh viêm mũi họng cho con và sử dụng bác sĩ google, hay truyền tai nhau về các đơn thuốc trị bệnh.

Tốt nhất nên đi khám bác sĩ khi có biểu hiện viêm hô hấp trên.

Related Posts

18 sản phẩm chăm sóc bé ‘thần kỳ’ như bảo bối của Doraemon

Chăm trẻ đã khó, khiến bé vui vẻ, khỏe mạnh mỗi ngày lại càng khó hơn. Không chỉ bé mà ngay cả các mẹ đôi khi cũng…

Đặt tên 4 chữ cho con trai đang rất hot, mẹ đã biết đến 50 tên đẹp-lạ này chưa?

Muốn con lớn lên thông minh, tài năng hay mạnh mẽ? Những cái tên 4 chữ cho con trai dưới đây sẽ giúp bố mẹ thỏa mãn…

Có nên cho trẻ sơ sinh đội mũ?

Khi cha mẹ, ông bà được đón bé từ tay của các y bác sĩ trong viện, hầu như bé nào cũng đã được quấn tròn trong…

Mẹ bị ít sữa và trầm cảm sau sinh ư? Không nói nhiều, đi về nhà ngoại ngay đi các mẹ

Nghe thì có vẻ chua chát và hơi “động chạm” đến nhà nội, nhưng sự thật thì “về nhà ngoại” là mong muốn sau khi sinh con…

Có mẹ khéo tay thế này, bé nào chẳng ăn cơm ngon ‘thun thút’

Tuy con trai không thuộc tuýp lười ăn nhưng chị Lê Thị Phương Thảo (30 tuổi – Quảng Bình) vẫn miệt mài vào bếp, nấu những món…

Mẹ nào mua xe tập đi cho con thì hãy xem lại, mẹ đang phạm một sai lầm rất lớn với đôi chân của con

Trong những năm gần đây, xe tập đi là món đồ mà hầu như cha mẹ nào cũng sắm cho con mình. Đúng như cái tên, xe…