Con ốm, tuyệt đối không cho bé ăn những món này

Mỗi lần con ốm là cả nhà náo loạn, không chỉ bố mẹ lo lắng, mà ông bà nội ngoại cũng nóng ruột, ăn không ngon ngủ không yên. Đa phần các bố mẹ khi con ốm chỉ biết nghe theo những lời tư vấn của bác sỹ, mà bản thân không hề có kiến thức chăm con ốm tại nhà. Ngoài việc đưa con đi khám và uống thuốc theo đơn, thì chăm sóc con đúng cách vào những ngày này cũng rất quan trọng, giúp bé bớt khó chịu và mau khỏi bệnh hơn.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Tâm lý chung của các ông bố bà mẹ là khi con ốm cố nhồi nhét, bồi bổ con thật nhiều. Vì lo con không có sức, không ăn sẽ càng mệt hơn. Tuy nhiên trẻ nhỏ cũng giống như người lớn, khi ốm thì cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon miệng. Lúc này bố mẹ cần cho bé uống nhiều nước, tạo điều kiện cho bé nghỉ ngơi hoàn toàn và ăn những món loãng. Ngoài ra cần nhớ tuyệt đối nhớ những nguyên tắc sau, nếu không bệnh càng lâu khỏi.

1. Không cho con ăn đồ ngọt khi con ốm

Do lo con ốm nên “nhạt mồm nhạt miệng”, bố mẹ có thói quen cho con những món ngọt để tăng vị giác. NHưng không ngờ cách này lại hại nhiều hơn lợi. Bởi vì khi cơ thể không khỏe, hệ tiêu hóa cũng không được ổn định. Dịch vị tiết ra ít hơn, các enzym tiêu hóa hoạt động cũng kém, cho ăn nhiều đồ ngọt sẽ phá hủy các vitamin và khoáng chất có lợi, cản trở sự hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. Hơn nữa, đồ ngọt làm hệ miễn dịch yếu đi. Bị ốm mà ăn nhiều đồ ngọt không những lâu khỏi mà thậm chí còn khiến cơ thể mệt mỏi, bệnh nặng hơn.

2. Ưu tiên những món loãng, dễ tiêu

Ưu tiên những món ăn loãng, dễ tiêu và các loại hoa quả, rau nhiều nhiều nước. Khi hệ tiêu hóa yếu, việc ăn những món này giúp tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Có thể cho bé ăn cháo trắng, súp, canh và nhớ uống nhiều nước. Với trẻ nhỏ còn đang bú mẹ thì tăng cữ bú cho bé. Bản thân người mẹ cũng cần chú ý đến dinh dưỡng để sữa có chất lượng hơn.

3. Ưu tiên những món bé thích

Khi ốm, vị giác thay đổi nhiều, vì thế đừng cố ép trẻ ăn những món bố mẹ cho là ngon và bổ dưỡng. Những món đó đúng là rất ngon, nhưng là ngon với bố mẹ, chứ trẻ hoàn toàn không thích. Hãy ưu tiên cho bé ăn những món bé thích, khi đó bé sẽ ngon miệng, ăn được nhiều hơn và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

4. Chia nhỏ bữa ăn

Vì cơ thể mệt mỏi nên mỗi bữa bé chỉ ăn được ít, không thể ăn nhiều như lúc khỏe bình thường. Bố mẹ tránh cho bé ăn nhiều mà chia nhỏ bữa ăn để bé hấp thụ tốt hơn và mau khỏi bệnh hơn.

Related Posts

18 sản phẩm chăm sóc bé ‘thần kỳ’ như bảo bối của Doraemon

Chăm trẻ đã khó, khiến bé vui vẻ, khỏe mạnh mỗi ngày lại càng khó hơn. Không chỉ bé mà ngay cả các mẹ đôi khi cũng…

Đặt tên 4 chữ cho con trai đang rất hot, mẹ đã biết đến 50 tên đẹp-lạ này chưa?

Muốn con lớn lên thông minh, tài năng hay mạnh mẽ? Những cái tên 4 chữ cho con trai dưới đây sẽ giúp bố mẹ thỏa mãn…

Có nên cho trẻ sơ sinh đội mũ?

Khi cha mẹ, ông bà được đón bé từ tay của các y bác sĩ trong viện, hầu như bé nào cũng đã được quấn tròn trong…

Mẹ bị ít sữa và trầm cảm sau sinh ư? Không nói nhiều, đi về nhà ngoại ngay đi các mẹ

Nghe thì có vẻ chua chát và hơi “động chạm” đến nhà nội, nhưng sự thật thì “về nhà ngoại” là mong muốn sau khi sinh con…

Có mẹ khéo tay thế này, bé nào chẳng ăn cơm ngon ‘thun thút’

Tuy con trai không thuộc tuýp lười ăn nhưng chị Lê Thị Phương Thảo (30 tuổi – Quảng Bình) vẫn miệt mài vào bếp, nấu những món…

Mẹ nào mua xe tập đi cho con thì hãy xem lại, mẹ đang phạm một sai lầm rất lớn với đôi chân của con

Trong những năm gần đây, xe tập đi là món đồ mà hầu như cha mẹ nào cũng sắm cho con mình. Đúng như cái tên, xe…