Con lớn lên tự tin hay rụt rè, tài đức hay không là do mẹ có những hành động này khi con còn nhỏ

Các mẹ có thấy những em bé “miệng mồm leo lẻo” lại hay chiếm được tình cảm của người khác, và được cha mẹ, ông bà và cả cô giáo yêu thích hơn không? Trẻ nhỏ thích nói chuyện, có thể hiểu là vì trẻ không nhút nhát, trẻ có sự quan tâm và trẻ muốn giao tiếp với người lớn.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!
Ảnh Internet

Câu chuyện đơn giản giữa 2 bé A. và B. A. là bé ít nói, tính tình nghiêm nghị và bà cụ non. Khi được ông ngoại cho bánh bé A. chỉ đơn giản: Con cảm ơn rồi lủi ra một góc ngồi ăn. Bé B. lại cười hớn hở: Ông ngoại cho bánh con hả, con cảm ơn ông ngoại nhiều, ông ngoại ăn bánh với con đi, con thương ông ngoại quá hà”. Đó là hai đứa cháu nhà em đấy các mẹ, đi đâu ông ngoại cũng nhắc về bé B., kể về bé B. Những ngày lễ tết B. về nội là ông gọi điện liên tục để trò chuyện với cháu.

Vậy nghĩa là gì các mẹ, khi các con thích giao tiếp với người lớn, các con vô tình sẽ được yêu nhiều hơn. Còn khi lớn lên, con có được kỹ năng giao tiếp, con sẽ được đánh giá rất cao về mọi mặt. Bản thân em đi làm công ty nhân sự, em thấy hầu như 80% các vị trí tuyển dụng đều yêu cầu kỹ năng giao tiếp.

Vậy với vai trò là cha mẹ, thậm chí là những cha mẹ dở òm về vụ giao tiếp, mình phải làm gì để cải thiện và phát huy kỹ năng này ở con cái. Em xin phép có vài chia sẻ mà em đọc nát nước, tìm hiểu quá trời quá đất, áp dụng vào việc dạy con mình và học hỏi từ các mẹ xung quanh.

Để con tự tin trong giao tiếp, trước tiên cha mẹ phải giúp con tự tin về bản thân mình. Hãy nói với con những điều sau, mỗi ngày mỗi giờ, để giúp con tự tin, tăng thêm sức mạnh và nghị lực cho con.

Ảnh Internet

1. Ba mẹ yêu con

Hãy xem như thần chú và tuyên ngôn của gia đình, và cha mẹ đừng ngần ngại nói với con thường xuyên. Đôi khi sẽ là Ba mẹ thích tất cả những việc mà con làm, để khuyến khích, động viên con mạnh dạn làm điều mình muốn.

2. Wow, con học nhanh thế

Học tập là tự nhiên, và trẻ nhỏ là những bậc thầy về học. Vì với trẻ, học cũng là chơi, và các mẹ đừng ngạc nhiên khi con tự xoay sở với bộ lắp ghép đồ chơi và hoàn thành tốt hơn bạn tưởng rất nhiều. Cũng vậy, những điều vợ chồng các mẹ nói với nhau, nói với con, sẽ ảnh hưởng nhiều đến suy nghĩ và cách tiếp thu, khả năng học hỏi của con trong tương lai.

3. Hãy nói cảm ơn con

Cảm ơn là một sự tôn trọng và trân trọng dành cho người khác, cũng lời lời động viên và bày tỏ sự biết ơn của mình đối với họ. Với con cái cũng vậy, hãy dạy con biết cách cảm ơn, và đừng quên cảm ơn con.

4. Vì sao ba mẹ nên đồng ý với con

Hãy đặt câu hỏi và để con trả lời. Đây cũng là cách dạy con biết giới hạn những mong muốn và đòi hỏi của mình, cũng như con sẽ được thêm kỹ năng thảo luận và thuyết phục, một kỹ năng rất quan trọng trong học tập và công việc mai sau.

5. Nói thêm cho ba mẹ biết đi nào!

Đây là câu nói khuyến khích con chia sẻ mọi suy nghĩ, cảm xúc và ý tưởng của con. Câu nói này cũng giúp cha mẹ nâng cao sự kiên nhẫn, kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu con cái hơn.

6. Đọc sách cho con nghe, đọc sách cùng con

Việc cha mẹ đọc sách cho trẻ em mang lại rất nhiều lợi ích. Nó giúp họ xây dựng các kỹ năng cần thiết để thành công trong cuộc sống. Đọc sách giúp gắn kết hai mẹ con, cho con yêu đọc sách hơn ngay khi còn nhỏ. Những kiến thức mà cuốn sách mang lại sẽ bổ ích vô cùng cho cả mẹ và con.

7. Ba mẹ cũng có thể mắc sai lầm như con

Khi có vấn đề xảy ra, không ai là hoàn hảo. Đối mặt với vấn đề và học hỏi từ những sai lầm là kỹ năng sống quan trọng. Thỉnh thoảng các mẹ hãy dựng vài tình huống như bể ly, đồ ăn rơi xuống đất… để trẻ biết đến việc chịu trách nhiệm cho những sai xót đã gây ra. Hãy tin tưởng con bạn là cách để con tăng thêm sự tự tin khi con làm bất kỳ việc gì.

8. Nói xin lỗi khi phạm lỗi

Xin lỗi khi làm sai là việc nên làm, nhưng xin lỗi xong, cha mẹ hãy cho con biết con cần làm gì để sửa chữa sai lầm đó. Ví dụ con nói trổng không xưng hô, hãy bày con nói Con xin lỗi, và ân cần nói con hãy nói lại câu vừa rồi cho đúng.

9. Con đang nghĩ gì đó?

Sau khi kể chuyện, trò chuyện với con về một vấn đề gì, dù nhỏ, dù to, hãy dành cho con một vài phút để con tương tác lại với lời gợi ý tuyệt vời “Con thấy thế nào, ý kiến của con ra sao?” Bày tỏ quan điểm của mình và yêu cầu người khác làm gì/nói gì chính là một trong những kỷ năng cơ bản để con bạn phát triển tốt lên.

10. Nói “Con đồng ý, con có”

Đây là một nghệ thuật trò chuyện và đặt câu hỏi cho con. Hãy tránh dùng câu phủ định mà khuyến khích con trả lời đồng ý, có. Ví dụ thay vì hỏi “Con không ăn cơm phải không” và con trả lời “Con không”. Hãy hỏi là “Con đã ăn cơm rồi và giờ con không ăn nữa phải không. Và câu trả lời của con sẽ lạ “Dạ đúng ạ”. Hiểu rõ và thấm nhuần điều này, cha mẹ sẽ nhận ra không cần phải nói quá nhiều từ không như cha bạn hay nghĩ.

Theo WTT

Xem thêm: Để trẻ chơi 1 mình như thế này đấy các mẹ à???

Related Posts

18 sản phẩm chăm sóc bé ‘thần kỳ’ như bảo bối của Doraemon

Chăm trẻ đã khó, khiến bé vui vẻ, khỏe mạnh mỗi ngày lại càng khó hơn. Không chỉ bé mà ngay cả các mẹ đôi khi cũng…

Đặt tên 4 chữ cho con trai đang rất hot, mẹ đã biết đến 50 tên đẹp-lạ này chưa?

Muốn con lớn lên thông minh, tài năng hay mạnh mẽ? Những cái tên 4 chữ cho con trai dưới đây sẽ giúp bố mẹ thỏa mãn…

Có nên cho trẻ sơ sinh đội mũ?

Khi cha mẹ, ông bà được đón bé từ tay của các y bác sĩ trong viện, hầu như bé nào cũng đã được quấn tròn trong…

Mẹ bị ít sữa và trầm cảm sau sinh ư? Không nói nhiều, đi về nhà ngoại ngay đi các mẹ

Nghe thì có vẻ chua chát và hơi “động chạm” đến nhà nội, nhưng sự thật thì “về nhà ngoại” là mong muốn sau khi sinh con…

Có mẹ khéo tay thế này, bé nào chẳng ăn cơm ngon ‘thun thút’

Tuy con trai không thuộc tuýp lười ăn nhưng chị Lê Thị Phương Thảo (30 tuổi – Quảng Bình) vẫn miệt mài vào bếp, nấu những món…

Mẹ nào mua xe tập đi cho con thì hãy xem lại, mẹ đang phạm một sai lầm rất lớn với đôi chân của con

Trong những năm gần đây, xe tập đi là món đồ mà hầu như cha mẹ nào cũng sắm cho con mình. Đúng như cái tên, xe…