Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra nguyên nhân khiến trẻ em Việt Nam bị thấp còi

Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, PGS. TS Lê Bạch Mai nói rằng nguyên nhân khiến trẻ em ở nước ta bị suy dinh dưỡng là do nghèo đói và thiếu kiến thức.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!
Nghèo đòi và thiếu kiến thức là 2 nguyên nhân khiến trẻ em ở nước ta bị suy dinh dưỡng.
Nghèo đòi và thiếu kiến thức là 2 nguyên nhân khiến trẻ em ở nước ta bị suy dinh dưỡng.

Theo số liệu Viện dinh dưỡng Quốc gia cung cấp, năm 2015, cứ 6 trẻ dưới 5 tuổi có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (tương đương 14,1%); và cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có một trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi (24,6%).

Tỷ lệ suy dinh dưỡng vẫn tập trung cao ở những nơi khó khăn như Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc với tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi tương ứng là 34,2% và 30,3%, nhẹ cân là 21,6% và 19,5%.

PGS. TS Lê Bạch Mai khẳng định nghèo đói và thiếu kiến thức là 2 nguyên nhân khiến trẻ em nước ta bị suy dinh dưỡng. Trong đó, nguyên nhân trực tiếp là do khẩu phần ăn thiếu cả về số lượng và mất cân đối về chất lượng, bệnh tật và các yếu tố về chăm sóc. Sự chênh lệch về giàu-nghèo giữa các vùng, các nhóm dân cư, các khu vực là nguyên nhân của tình trạng chênh lệch về suy dinh dưỡng.

Cùng với đó, biến đổi khí hậu làm gia tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng và bệnh tật bởi những địa phương chịu ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu thì khả năng tiếp cận với thực phẩm cần thiết luôn trở thành nỗi lo của mỗi gia đình.

Ngoài ra, vấn đề thiếu vi chất dinh dưỡng cũng đang tồn tại. Cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị thiếu máu. Có 43% trẻ em dưới 2 tuổi (tức là trong 1.000 ngày vàng đầu đời) bị thiếu máu do đói nghèo.

Hậu quả trước mắt là trẻ em dễ bị suy dinh dưỡng, bị đe dọa bởi bệnh tật và tử vong. Nếu thoát khỏi suy dinh dưỡng thì tương lai những trẻ này cũng vẫn bị đe dọa do không thể phát huy hết tiềm năng phát triển về tầm vóc thể lực cũng như trí tuệ, dẫn đến học vấn thấp, khả năng lao động cống hiến cho gia đình và xã hội sẽ giảm, đồng thời lại có nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính không lây khi trưởng thành và có thể ảnh hưởng tới thế hệ sau.

Để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ nói riêng và đảm bảo dinh dưỡng cho người dân nói chung, PGS. TS Lê Mạch Mai khuyến cáo: “Bữa ăn cần đa dạng từ nhiều loại thực phẩm, thay đổi cách chế biến đa dạng đảm bảo đủ dinh dưỡng, hợp lý và an toàn cho sức khỏe”.

Xem thêm: Chuyên gia “bật mí” cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng giúp con tăng cả chiều cao và cân nặng

Related Posts

18 sản phẩm chăm sóc bé ‘thần kỳ’ như bảo bối của Doraemon

Chăm trẻ đã khó, khiến bé vui vẻ, khỏe mạnh mỗi ngày lại càng khó hơn. Không chỉ bé mà ngay cả các mẹ đôi khi cũng…

Đặt tên 4 chữ cho con trai đang rất hot, mẹ đã biết đến 50 tên đẹp-lạ này chưa?

Muốn con lớn lên thông minh, tài năng hay mạnh mẽ? Những cái tên 4 chữ cho con trai dưới đây sẽ giúp bố mẹ thỏa mãn…

Có nên cho trẻ sơ sinh đội mũ?

Khi cha mẹ, ông bà được đón bé từ tay của các y bác sĩ trong viện, hầu như bé nào cũng đã được quấn tròn trong…

Mẹ bị ít sữa và trầm cảm sau sinh ư? Không nói nhiều, đi về nhà ngoại ngay đi các mẹ

Nghe thì có vẻ chua chát và hơi “động chạm” đến nhà nội, nhưng sự thật thì “về nhà ngoại” là mong muốn sau khi sinh con…

Có mẹ khéo tay thế này, bé nào chẳng ăn cơm ngon ‘thun thút’

Tuy con trai không thuộc tuýp lười ăn nhưng chị Lê Thị Phương Thảo (30 tuổi – Quảng Bình) vẫn miệt mài vào bếp, nấu những món…

Mẹ nào mua xe tập đi cho con thì hãy xem lại, mẹ đang phạm một sai lầm rất lớn với đôi chân của con

Trong những năm gần đây, xe tập đi là món đồ mà hầu như cha mẹ nào cũng sắm cho con mình. Đúng như cái tên, xe…