6 yếu tố mẹ cần “thuộc lòng” để trẻ sơ sinh tăng cân đều đặn mỗi tháng!

Thông thường khi bé đã đủ 6 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu ước qua giai đoạn ăn bổ sung để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể khi sữa mẹ đã không còn đủ sức để “nuôi” bé được nữa. Một vài lời khuyên dưới đây sẽ giúp cho mẹ có được cách cho con ăn dặm đúng đắn, giúp bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Khi nào nên bắt đầu cho bé ăn dặm

Trẻ được 6 tháng tuổi chưa chắc đã sẵn sàng cho việc ăn dặm, mà nó còn phụ thuộc nhiều vào 6 yếu tố dưới đây, hãy quan sát và chú ý bé nhà bạn đã có những dấu hiệu này chưa nhé, nếu có thì bạn đã có thể bắt đầu việc ăn dặm cho trẻ được rồi đấy.

Cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh.

Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi.

Biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.

Biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó.

Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ (cho vật gì vào mồm bé cũng đẩy ra, trừ núm vú).

Bé thể hiện sự thích thú đối với thức ăn bạn đưa.

Song song đó, còn có một dấu hiệu đặc biệt quan trọng nữa mà ba mẹ cần chú ý khi trẻ đến tuổi ăn dặm để biết rằng các bé có thật sự sẵn sàng hay chưa đó là bé đột ngột hiếu động hơn rất nhiều so với trước kia. Một hai tuần trở lại đây, mẹ nhận thấy bé luôn không chịu nằm yên, bé rất hay lật người, trườn bò, tìm cách đứng dậy,…nói chung là hoạt động cơ thể nhiều hơn trước chứ không còn ngoan ngoãn nằm yên và ngọ nguậy với những món đồ chơi mà ba mẹ treo trước mặt bé nữa. Hãy nhớ một điều, hoạt động chân tay càng nhiều thì nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể phải càng lớn, do đó, lúc này chỉ nuôi bé bằng sữa mẹ là không đủ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bắt đầu ăn dặm

Tập cho trẻ ăn dặm bằng những thực phẩm nghiền nhuyễn và loãng, không chứa cặn (bạn nên xay nghiền thức ăn bằng máy xay cầm tay Braun Multiquick, sau đó pha loãng thức ăn với sữa mẹ hoặc các loại sữa khác). Đầu tiên, hãy dụ trẻ ăn với những muỗng thức ăn nhỏ để trẻ tập quen dần. Hãy nhớ là trước đó, trẻ chưa bao giờ được cảm nhận những thức ăn kiểu này. Ở giai đoạn này, chỉ cần 1 đến 2 muỗng cà phê thức ăn nghiền nhuyễn là đủ.

Ở thời gian đầu, trẻ đang quen với việc bú sữa lỏng, vì vậy, để tập quen cho trẻ, tốt nhất, nên cho trẻ bú một ít sữa trước khi cho trẻ tập ăn thức ăn đặc hơn để tránh tình trạng trẻ bị đói khi đón nhận những kiểu thức ăn lạ. Sau đó, bạn có thể cho trẻ bú phần sữa còn lại.

Lời khuyên chung là ở giai đoạn đầu cho trẻ ăn dặm, chỉ nên nghiền nhuyễn 1 loại thực phẩm và pha loãng với sữa thay vì nghiền nhuyễn nhiều loại thực phẩm khác nhau. Trong những lần đầu tiên, trẻ có thể từ chối ăn; tuy nhiên, hãy kiên nhẫn thử lại nhiều lần và trong nhiều ngày sau đó.

Hãy cho trẻ thử nhiều loại thức ăn trong giai đoạn tập ăn dặm này. Đây là thời gian trẻ bắt đầu nhận biết được những loại thực phẩm tốt để ăn và chấp nhận những hương vị và nguyên liệu mới. Những sở thích sơ khai này có thể theo trẻ trong suốt cuộc đời.

Trẻ nhỏ cũng sẽ học những gợi ý từ bố mẹ. Khi trẻ ngồi chơi, chúng cũng sẽ chăm chú quan sát bố mẹ ăn những gì. Điều này giúp trẻ nhận biết những thức ăn nào là an toàn. Vì vậy, bạn cần lưu ý đến dinh dưỡng của chính bạn vì nó sẽ ảnhhưởng trực tiếp đến trẻ.

Giai đoạn bé đã quen với thức ăn

Khi trẻ đã quen với việc ăn dặm, bạn có thể giảm độ loãng của thức ăn từ từ bằng cách giảm lượng sữa pha vào và giảm thời gian xay nghiền. Đồng thời, hãy cho trẻ từ từ nếm thử những vị mới.

Đừng bao giờ bắt trẻ ăn nhiều hơn lượng trẻ muốn mà hãy chỏ trẻ ăn phù hợp với nhịp độ phát triển của trẻ. Khi trẻ đã quen với thức ăn đặc, bắt đầu cho trẻ ăn 2 bữa một ngày, sau đó 3 bữa một ngày.

Hãy cho trẻ tự ăn

Bé con của bạn có thể tập tự ăn từ khi 7 đến 8 tháng, ngay khi bé có thể chộp và nâng những muỗng chuối nghiền, táo nấu chín hay các loại thực phẩm mềm tương tự. Nếu bé tỏ ra thích thú trong việc tự ăn, hãy cho bé một cái muỗng để bé cầm khi bạn đang đúc cho bé. Việc này có thể tạo ra một đồng lộn xộn, tuy nhiên rất cần thiết cho việc tập ăn và tập tự ăn của bé

Để tránh khiến trẻ có cảm giác bực bội vào bữa ăn, hãy chuẩn bị sẵn toàn bộ thức ăn trước khi bắt trẻ ngồi vào bàn ăn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Số lượng nước mà một đứa trẻ cần mỗi ngày

– Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Ở giai đoạn đầu tiên khi trẻ tập ăn dặm, lượng nước cung cấp cho cơ thể được lấy từ sữa mẹ và thức ăn dặm. Nếu thời tiết nóng, nên cho trẻ uống thêm nước sôi để nguội nhưng ít thôi.

– Đối với trẻ 7- 12 tháng tuổi: Khi thức ăn dặm ngày càng đặc hơn, trong bữa ăn, hãy kèm theo một cốc nước cho trẻ.

– Đối với trẻ đang tập đi: Cho trẻ uống 6 đến 8 ngụm nước mỗi ngày. Sữa và nước là tốt nhất vì chúng không gây hại cho răng. Hạn chế các loại nước ép, trái cây có đường và nước có ga vì những thức uống này gây đầy bụng, khiến trẻ ăn ít hơn trong bữa.

Related Posts

18 sản phẩm chăm sóc bé ‘thần kỳ’ như bảo bối của Doraemon

Chăm trẻ đã khó, khiến bé vui vẻ, khỏe mạnh mỗi ngày lại càng khó hơn. Không chỉ bé mà ngay cả các mẹ đôi khi cũng…

Đặt tên 4 chữ cho con trai đang rất hot, mẹ đã biết đến 50 tên đẹp-lạ này chưa?

Muốn con lớn lên thông minh, tài năng hay mạnh mẽ? Những cái tên 4 chữ cho con trai dưới đây sẽ giúp bố mẹ thỏa mãn…

Có nên cho trẻ sơ sinh đội mũ?

Khi cha mẹ, ông bà được đón bé từ tay của các y bác sĩ trong viện, hầu như bé nào cũng đã được quấn tròn trong…

Mẹ bị ít sữa và trầm cảm sau sinh ư? Không nói nhiều, đi về nhà ngoại ngay đi các mẹ

Nghe thì có vẻ chua chát và hơi “động chạm” đến nhà nội, nhưng sự thật thì “về nhà ngoại” là mong muốn sau khi sinh con…

Có mẹ khéo tay thế này, bé nào chẳng ăn cơm ngon ‘thun thút’

Tuy con trai không thuộc tuýp lười ăn nhưng chị Lê Thị Phương Thảo (30 tuổi – Quảng Bình) vẫn miệt mài vào bếp, nấu những món…

Mẹ nào mua xe tập đi cho con thì hãy xem lại, mẹ đang phạm một sai lầm rất lớn với đôi chân của con

Trong những năm gần đây, xe tập đi là món đồ mà hầu như cha mẹ nào cũng sắm cho con mình. Đúng như cái tên, xe…