5 cách để dạy con trẻ không bao giờ nói dối

Tận dụng những hành động đẹp của bạn hoặc các nhân vật trong truyện tranh … là những cách làm hay giúp trẻ không bao giờ nói dối.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

1. Vì sao trẻ thường hay nói dối?

Trẻ con thường rất dễ nói dối. Nguyên nhân có thể do chúng còn ngây thơ chưa phân biệt được sự đúng sai, cũng có thể chúng cảm thấy xấu hổ khi phải nhắc đến những sai lầm đã mắc phải hoặc chúng muốn có được thời gian để đi chơi và thậm chí là chỉ vì lo sợ sự nghiêm khắc của bạn.

Có vô vàn lí do để con trẻ có thể nói dối đối với bạn, nhưng đều cùng một mục đích là sợ bố mẹ rầy la và đánh đòn. Vì vậy, trước khi nghĩ đến đòn roi hay quát mắng, hãy thử 5 cách mềm mỏng dưới đây:

2. Không chỉ trích gay gắt, hãy hướng cho con sửa sai

Một khi trẻ có ý định nói dối thì chúng luôn có một lí do nào đó để ngụy biện cho lỗi lầm của mình. Vì vậy, nếu bạn chỉ ra lỗi của con bạn thì chúng sẽ sử dụng những lí do đã có sẵn để đối phó. Mặt khác, nếu bạn ra sức chỉ trích sẽ làm trẻ chống đối nhiều hơn.

Cách làm tốt nhất là thay vì chỉ trích, hãy nhẹ nhàng khuyên bảo. Nếu con gây ra lỗi, thử trò chuyện với con về hậu quả của nó. Nếu phát hiện một lần con nói dối, cũng nên chỉ ra những lời nói dối gây tổn thương bạn và để lại hệ quả thế nào.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

3. Mua truyện cho con đọc

Đừng mua truyện kiếm hiệp hay sách mang tính chất bạo lực. Những câu chuyện có tính ngụ ngôn, răn dạy bao giờ cũng tác động đến thái độ và nhận thức của trẻ. Tuy nhiên, nếu cuốn truyện thông thường nhạt nhẽo và không có sức hấp dẫn đối với trẻ, hãy chọn những cuốn truyện tranh, có mô tả cả hành động lẫn lời nói của nhân vật.

Thường xuyên đọc truyện cho con nghe
Thường xuyên đọc truyện cho con nghe

Đừng quên đọc truyện cho con nghe vào một giờ cố định trong ngày. Và cũng đừng quên khen ngợi nhân vật tốt trong câu chuyện để bé có nhận thức hướng thiện

4. Biết sử dụng hình phạt đúng mức

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nếu các biện pháp mềm mỏng ít có tác dụng đối với con bạn thì hãy sử dụng đến phương pháp dựa trên các hình phạt. Trẻ có thể cần phải nhận thức rõ đâu là đúng, đâu là sai. Nếu sai thì sẽ bị phạt nhưng nếu có ý thức thật thà nhận lỗi thì hình phạt sẽ được giảm nhẹ.

Nếu bé vẫn tiếp tục cứng đầu và nói dối, biện pháp cuối cùng bạn mới phải dùng đến đòn roi. Nhưng hãy xem đây là hình phạt tượng trưng, đừng nên quá lạm dụng. Sự đau đớn về thể xác sẽ kéo theo những tổn thương tinh thần mà bé mắc phải.

5. Ủng hộ sự trung thực

Nếu con có bất kỳ một hành động trung thực nào, đừng quên khen ngợi và ủng hộ bé. Đương nhiên khi được ngợi khen, bé sẽ hứng khởi hơn và tiếp tục có những suy nghĩ cũng như hành động tích cực.

Related Posts

18 sản phẩm chăm sóc bé ‘thần kỳ’ như bảo bối của Doraemon

Chăm trẻ đã khó, khiến bé vui vẻ, khỏe mạnh mỗi ngày lại càng khó hơn. Không chỉ bé mà ngay cả các mẹ đôi khi cũng…

Đặt tên 4 chữ cho con trai đang rất hot, mẹ đã biết đến 50 tên đẹp-lạ này chưa?

Muốn con lớn lên thông minh, tài năng hay mạnh mẽ? Những cái tên 4 chữ cho con trai dưới đây sẽ giúp bố mẹ thỏa mãn…

Có nên cho trẻ sơ sinh đội mũ?

Khi cha mẹ, ông bà được đón bé từ tay của các y bác sĩ trong viện, hầu như bé nào cũng đã được quấn tròn trong…

Mẹ bị ít sữa và trầm cảm sau sinh ư? Không nói nhiều, đi về nhà ngoại ngay đi các mẹ

Nghe thì có vẻ chua chát và hơi “động chạm” đến nhà nội, nhưng sự thật thì “về nhà ngoại” là mong muốn sau khi sinh con…

Có mẹ khéo tay thế này, bé nào chẳng ăn cơm ngon ‘thun thút’

Tuy con trai không thuộc tuýp lười ăn nhưng chị Lê Thị Phương Thảo (30 tuổi – Quảng Bình) vẫn miệt mài vào bếp, nấu những món…

Mẹ nào mua xe tập đi cho con thì hãy xem lại, mẹ đang phạm một sai lầm rất lớn với đôi chân của con

Trong những năm gần đây, xe tập đi là món đồ mà hầu như cha mẹ nào cũng sắm cho con mình. Đúng như cái tên, xe…