Những quy tắc dưới đây sẽ giúp bạn bảo vệ bộ ngực, và sử dụng áo ngực đúng cách hơn.
Có lẽ trong cả tủ quần áo, thì những chiếc áo ngực là người bạn đồng hành thân thiết nhất của phụ nữ. Không lộ ra bên ngoài như quần áo bình thường, nhưng áo ngực quyết định vẻ đẹp, sự tự tin cũng như sức khỏe cho phần ngực của phái đẹp. Thế nhưng không phải người phụ nữ nào cũng biết cách chăm sóc và bảo quản áo ngực. Việc sử dụng áo ngực sai cách khiến cho ngực của bạn bị tổn thương nặng nề và còn có thể gây ra những căn bệnh nghiêm trọng.
1. Bao lâu nên giặt áo ngực một lần?
Tối đa ba lần mặc, bạn phải giặt sạch chiếc áo ngực của mình. Mỗi ngày, cơ thể chúng ta đều tiết ra mồ hôi và bụi bẩn, và với một phụ kiện áp sát vào da liên tục, không được thông thoáng như áo ngực, những vi khuẩn sẽ có điều kiện kết hợp với mồ hôi để gây ra viêm da và rối loạn bài tiết bã nhờn. Vì thế, nếu bạn để áo ngực mặc nhiều lần và không giặt, vùng da ngực sẽ có nguy cơ mẩn đỏ và nhiễm trùng.
2. Giặt áo ngực như thế nào mới đúng?
Theo các chuyên gia về thời trang cũng như sức khỏe da liễu, bạn không bao giờ nên giặt áo ngực chung trong máy giặt với các loại quần áo khác mà nên giặt chúng bằng tay. Lý do cho vấn đề này là vì giặt máy sẽ nhanh chóng làm hỏng kết cấu áo ngực, đồng thời khiến áo ngực không sạch mà còn bị lây lan chất bẩn từ quần áo khác. Cùng với quần lót, bạn nên giặt áo ngực bằng tay trong 1 chậu nước riêng.
3. Không dùng thuốc tẩy mạnh cho áo ngực
Để bảo vệ độ đàn hồi và vải của áo ngực, bạn không nên sử dụng bất kỳ chất tẩy rửa mạnh nào khi giặt. Thuốc tẩy, Javel sẽ làm giảm tuổi thọ áo ngực nhanh chóng. Thay vào đó bạn nên dùng xà phòng giặt bình thường hoặc tốt hơn là dùng dầu gội, sữa tắm để giặt áo ngực. Những sản phẩm này có độ tẩy rửa vừa phải, không gây độc hại cho da khi tiếp xúc trực tiếp. Do đó, nó khá lý tưởng khi dùng để vệ sinh áo ngực của bạn.
4. Không dùng nước xả vải có hương thơm đậm đặc
Rất nhiều người có thói quen dùng nước xả vải có mùi hương đậm đặc để ngâm quần áo sau khi giặt. Đối với áo ngực, một trang phục tiếp xúc trực tiếp với vùng da nhạy cảm, bạn nên giặt với xà phòng và nước, không ngâm nước xả vải để tránh gây kích ứng cho da.
5. Phơi trong mát
Tránh phơi áo ngực dưới ánh nắng quá gắt, sẽ làm biến dạng một số bộ phận của áo như mút hay miếng silicone, gọng áo. Cách tốt nhất để phơi áo ngực là vắt ngang bầu áo lên mắc, không treo bằng dây áo vì sẽ khiến áo giãn nhanh và không còn độ đàn hồi như trước nữa.
6. Bạn có quan tâm đến sự thay đổi size ngực của mình?2. Giặt áo ngực như thế nào mới đúng?
Theo các chuyên gia về thời trang cũng như sức khỏe da liễu, bạn không bao giờ nên giặt áo ngực chung trong máy giặt với các loại quần áo khác mà nên giặt chúng bằng tay. Lý do cho vấn đề này là vì giặt máy sẽ nhanh chóng làm hỏng kết cấu áo ngực, đồng thời khiến áo ngực không sạch mà còn bị lây lan chất bẩn từ quần áo khác. Cùng với quần lót, bạn nên giặt áo ngực bằng tay trong 1 chậu nước riêng.
7. Điều chỉnh dây áo nếu nó bị tuột, lỏng
Vấn đề không phải nằm ở chỗ dây áo ngực tuột làm bạn thấy ngại ngùng trước đông người, mà là một sợi dây lỏng lẻo sẽ không làm đúng nhiệm vụ của nó là nâng đỡ bầu ngực. Bạn đang làm hỏng hình dáng bộ ngực của mình nếu không điều chỉnh dây áo trong thời gian dài. Nếu dây quá lỏng, hãy thay ngay dây mới.
8. Áo ngực hằn vết trên da
Hãy nhớ rằng, điều quan trọng là bạn phải cảm thấy thoải mái. Những vết hằn chứng tỏ áo ngực quá chật, khiến các mô ngực bị chèn ép, mạch bạch huyết khó lưu thông, là nguyên nhân gây ung thư vú về lâu dài. Ngoài ra, nếu bạn mặc áo ngực chật, sẽ gây chèn ép xương sườn, phổi khiến chúng ta bị khó thở và không tốt cho sức khỏe về lâu dài.
9. Đừng quên cởi áo ngực khi đi ngủ
Nếu bạn mặc một chiếc áo ngực đi ngủ, đặc biệt là loại có gọng, việc lưu thông máu, các dây thần kinh ở cánh tay và ngực sẽ bị tắc nghẽn. Các chiếc móc của áo ngực cũng có thể làm tổn thương da bạn trong giấc ngủ. Điều này khiến cho ngực và da vùng ngực của bạn bị xấu đi rất nhiều. Nó có thể khiến ngực dễ bị lệch. Vì thế, hãy ngủ và không mặc áo ngực.
10. Thay áo ngực sau 4-6 tháng
Một chiếc áo ngực quá cũ sẽ có phần bầu bị biến dạng, dây áo bị giãn không còn độ đàn hồi như ban đầu. Nếu bạn tiếp tục mặc nó mà không thay mới, bộ ngực sẽ bị ảnh hưởng rất lớn gây nên đau nhức, biến dạng khi tham gia các hoạt động hàng ngày hoặc chơi thể thao. Áo ngực nên thay sau 4-6 tháng để đảm bảo độ an toàn cho sức khỏe của bạn.
Nguồn: Phunuvagiadinh