Nhìn chiếc áo dạ được quảng cáo trên mạng và chiếc áo dạ nhận về, hội 500 chị em đã phải khóc thét vì khác một trời một vực.
Sau bao nhiêu tai nạn mua hàng online nhận về đồ không như quảng cáo, tưởng rằng các chị em sẽ “sáng mắt” mà tránh đi vào vết xe đổ, rút ra bài học, kinh nghiệm mua bán trên mạng cho chính mình. Ấy thế mà, vẫn liên tục có nhiều trường hợp chị em lên các diễn đàn để thú nhận sự dại dột của mình khi đã ngây ngô trở thành nạn nhân tiếp theo cho các chủ shop được một món hời.
Mới đây, theo chia sẻ từ cư dân mạng thì nạn nhân lần này là một phụ nữ mua áo dạ dài màu đỏ đô. Nhìn chiếc áo được quảng cáo long lanh, phẳng lì từ cổ lông bên trên đến thân áo phía dưới, chất thì đẹp, lại được mẫu ảnh xinh đẹp khoác lên người trông vô cùng bắt mắt, có lẽ không chỉ riêng người phụ nữ trong bức hình mà ai nhìn cũng muốn tậu luôn vào tủ đồ của mình. Có lẽ chính vì tâm lý này mà nhiều người đã mắc bẫy, “chui vào rọ” của chủ shop.
Thế nhưng, khi chia sẻ lên mạng xã hội, thì vẫn không ít người không những không tỏ ra đồng cảm mà còn trách người mua hàng không cẩn thận tìm hiểu page bán hàng xem có uy tín hay không đã mua nên việc nhận “quả đắng” như vậy cũng phải, vì nhiều người xưa nay vẫn mua hàng trên mạng vì bận việc không có thời gian để tới xem trực tiếp nhưng chưa bao giờ mua phải hàng rởm.
Qua vụ việc này, Hà Phạm góp ý: “Khuyên thật các mẹ mua online không nên mua của page. Giá luôn cao hơn mà đến lúc có vấn đề chả kêu được ai. Mua facebook cá nhân còn có cái mà đối chứng, mặt mũi mà nhận dạng”.
Còn theo kinh nghiệm của Thu Hiền thì với các loại quần áo mặc lên người, phải đến tận nơi để thử: “Nhiều người mua hàng online xong không dùng được lắm rồi. Mua váy về làm váy ngủ, mua áo rét về làm áo mặc ở nhà…”.
Cho rằng nói như trên là vơ đũa cả nắm, làm ảnh hưởng tới việc kinh doanh buôn bán online của nhiều người, Kim Sau lên tiếng: “Mình cũng bán hàng online nhưng chưa bao giờ bị ai chê bai gì cả. Bán hàng còn có cái tâm và sự uy tín nữa chứ. Lừa 1 lần chứ làm gì có lần 2? Còn chất liệu thì tùy vào số tiền nữa, tiền nào của đó. Cũng là một mẫu áo mà giá khác nhau là bởi ở chất liệu. Còn treo đầu dê bán thịt chó thì các chị em nên cẩn thận. Tốt nhất là nên tìm hiểu kỹ trước khi mua”.
Cùng quan điểm, nhìn chiếc áo dạ mà chủ nhân nhận về khác một trời một vực so với áo mẫu, Yến Như phân tích: “Cái áo dạ sang xịn, mịn nó tính tiền củ, một cái áo nó tính tiền trăm thì khác là đúng rồi. Vì sao có áo vài chục triệu, áo vào chục nghìn. Là vì tiền nào của đấy. Áo đắt tiền nhưng mặc lên là lên form luôn. Đứng dáng. Lông lá toàn lông cừu, lông công. Cái áo vài trăm thì lông công nghiệp cứng đơ đơ là đúng rồi. Quan trọng đừng ham rẻ. Của rẻ là của ôi. Mua áo đừng nhìn chỉ hình mà hãy nhìn giá mà suy nghĩ. Ví dụ một cái áo dạ nhìn sang xịn, mịn mà giá nó có vài trăm là phải suy nghĩ”.
Nghe vậy, chị em lại mách nhau đừng ham của rẻ vì “của rẻ là của hôi”. Dù biết là tiền nào vải nấy nhưng không phải ai cũng có điều kiện kinh tế dư giả để những lúc đi mua đồ không phải lăn tăn về giá cả, nên nếu có vớ phải hàng xấu, hàng rởm không ưng ý thì chị em cũng tặc lưỡi cho qua và tự nhắc mình lần sau mua đồ sẽ xem xét kỹ càng, cẩn thận hơn để hạn chế phần nào những điều đáng tiếc tương tự.
Theo Webtretho
Xem thêm: Mỹ nhân Nhật Bản ăn hết 100 quả trứng liền 1 lúc.