Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh- nguyên Giám đốc bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, đây là “dược liệu đầu bảng” trị bệnh viêm mũi họng cho trẻ. Kiếm ngay và luôn đi các mẹ ơi!
Quả kha tử (chiêu liêu) – “thảo dược đầu bảng” chữa ho được các bác sỹ Đông y khuyến cáo nên dùng để trị dứt điểm ho cho trẻ mà không cần đến kháng sinh. Chỉ sau 3 ngày sử dụng sẽ dứt ho hoàn toàn.
Sau hàng loạt những cảnh báo của bác sỹ chuyên khoa nhi về tình trạng lạm dụng kháng sinh điều trị ho, tiêu đờm, sốt… cho trẻ gây nguy hại đến sức khỏe, trên các diễn đàn sức khỏe, bà mẹ Việt chia sẻ bí quyết trị ho sau 3 ngày chỉ bằng thảo dược khiến nhiều người điên đảo.
Chị Nguyễn Thị Hương (943 Đường Giải Phóng, Hà Nội) cho hay, con trai chị mới 15 tháng tuổi, bị ho dai dẳng gần 1 tháng không đỡ. Mặc dù chị đã đưa con đến Bệnh viện Bạch Mai khám, điều trị theo đơn. Vì ho dai dẳng chuyển sang viêm tiêu phế quản, bé được kê kháng sinh liều cao để dứt cơn.
Chị Hương cho con dùng kháng sinh nhưng tình trạng bệnh thuyên giảm chậm, bé vẫn ho nặng tiếng, sổ mũi nhiều hơn, thậm chí còn bị rối loạn tiêu hóa. Sốt ruột, chị Hương tiếp tục đưa con đi khám Đông y. Theo đó, bác sỹ kê đơn một loại thảo dược khá phổ biến- quả kha tử.
Sau khi bác sỹ kê thảo dược kha tử, chị Hương khá bất ngờ và nghi ngại về tính năng của loại quả này, vì con chị đã dùng kháng sinh liều cao mà không khỏi. Tuy nhiên, sau khi được bác sỹ tư vấn, chị Hương vẫn muốn thử xem bài thuốc dân gian có thực sự hiệu nghiệm.
Theo đơn, mỗi ngày chị Hương dùng 1 quả kha tử nướng lên, sau đó thả vào cốc nước nóng có pha chút muối cho bé ngậm (nếu trẻ không chịu uống thì có thể pha với mật ong-PV).
“Thật bất ngờ chỉ sau 3 ngày, bé nhà mình đã dứt cơn ho và sau 7 ngày thì không còn đờm, sổ mũi nữa. Đây là bài thuốc hiệu quả mà lúc đầu mình còn nhiều hoài nghi”, chị Hương chia sẻ.
Cũng theo tìm hiểu của PV, trên các diễn đàn còn chia sẻ bài thuốc chữa ho cho người lớn từ kha tử. Theo đó, khi bị viêm họng, vừa cảm thấy nuốt khó hoặc hơi đau ở họng khi nuốt thì người bệnh chỉ cần ngậm 1 quả kha tử, nuốt nước từ từ cho đến khi hết chất chát.
Vài giờ sau nếu chưa cảm thấy hết khó chịu tiếp tục ngậm 1 quả nữa. Thông thường nên ngậm kha tử ngay khi cảm thấy họng nuốt khó, chỉ cần ngậm 1 quả kha tử đã hết viêm họng.
Nếu dùng thuốc trễ, mỗi ngày ngậm 3 quả, ngậm 2-3 ngày thì viêm họng, ho khan tiếng, tắt tiếng đều khỏi. Một cách khác, người bệnh có thể dùng 8g kha tử kết hợp với 6g cam thảo, 10g cát cánh, đem sắc lấy nước uống hàng ngày. Nếu ho lâu ngày, dùng kha tử, đảng sâm mỗi vị 4g sắc với 400ml, còn 1/2 chia uống 3 lần là khỏi.
Theo các bác chuyên khoa, bệnh viêm họng, khản tiếng có nguyên nhân chiếm tới 80% là do virus. Trong khi đó quả kha tử có chứa tamin, chebutin, terchebin- hoạt tính giảm ho, kháng virus, kháng khuẩn.
Điều đặc biệt, trong thành phần tamin lại có các acid galic, egalic, luteolic, chebulinic… Khi kết hợp các chất này với nhau sẽ có tác dụng kháng sinh diệt khuẩn mạnh hơn so với chiết xuất riêng rẽ.
Y học cổ truyền các nước bằng thực tế sử dụng đã đánh giá kha tử vị chua, chát, đắng, quy vào các kinh phế, đại tràng có tác dụng liễm phế, chỉ khái (sạch phổi, trừ ho), trị phế hư, ho hen, viêm hầu họng, khản tiếng.
Được biết, kha tử là một trong những loại thảo dược được sùng kính nhất tại Ấn Độ. Không được lòng người vì vẻ xấu xí, vị đắng chát và khó nuốt nhưng giá trị y học kha tử mang lại thì không ai có thể phủ nhận.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh- nguyên Giám đốc bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, kha tử là “dược liệu đầu bảng” trị bệnh viêm mũi họng cho trẻ. Vì thế các bà mẹ Việt hãy nên “kiềm chế” sử dụng thuốc kháng sinh mà hãy tìm đến các sản phẩm từ thảo dược để chữa dứt điểm bệnh cho con ngay khi mới bị.
Các bác sỹ khuyến cáo, để phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ lúc chuyển mùa, các ông bố, bà mẹ cần quan tâm từ khâu ăn, uống, mặc, lúc chơi và cả khi trẻ ngủ.
Không nên cho trẻ ăn uống các loại thức ăn đã nguội, lạnh nhất là uống nước lạnh. Trong sinh hoạt, nếu quần áo của trẻ ướt do đóng bỉm, nghịch nước cần thay ngay tránh nhiễm lạnh.