Lang ben là một bệnh ngoài da phổ biến ở nước ta, nơi có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Bệnh gây nên các tổn thương trên bề mặt da và gây mất thẩm mỹ.
Do đó, việc chữa trị bệnh lang ben là mối quan tâm của nhiều người. Có nhiều cách chữa trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả trong đó có một số loại cây trong vườn nhà có thể đánh bật các vùng da tổn thương, thiếu thẩm mỹ mà không phải ai cũng biết.
Các yếu tố để gây bệnh: Phụ nữ mang thai, yếu tố di truyền, đổ mồ hôi nhiều, bệnh nhân có một bệnh nặng ở nội tạng, bệnh nhân có lượng cortisone trong người nhiều hơn người bình thường, bệnh nhân được điều trị corticoides lâu ngày. Bệnh gây trở ngại trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày. Bệnh lây trực tiếp từ người này qua người khác hay lây qua đồ dùng cá nhân như khăn, quần áo, mùng, mền, chiếu, gối…
Bệnh lang ben thường biểu hiện :
Vị trí lang ben thường gặp ở phần trên cơ thể (cổ, ngực, hông sườn, phái trong cánh tay, bụng, lưng…).
1. Vùng phơi ra ánh sáng: Dát có màu trắng (vì da vùng tổn thương không hấp thu được tia tử ngoại) nằm rải rác hoặc thành mảng lớn, trên đó có ít vẩy mịn, khi cạo thì rớt ra như phấn. Bình thường các vết tổn thương không ngứa hoặc ngứa ít nhưng khi ra nắng hoặc mồ hôi tiết ra nhiều thì ngứa lâm râm như kim đâm.
2. Vùng kín, không phơi ra ánh sáng: Vùng tổn thương là các dát trên đó có vẩy mịn, có mầu cà phê sữa, mầu nâu, đỏ, đen… trên bề mặt có vẩy nhẹ, cạo bong ra như phấn. Ra nắng hoặc nóng nực cũng có cảm giác ngứa. Thường gặp ở mặt trong đùi, mặt trong cánh tay, thân mình.
Cần biết một điều là bệnh lang ben không ngứa hay ngứa ít, nhưng khi ra nắng, đổ mồ hôi thì ngứa nhiều. Bệnh dễ nhầm lẫn với bệnh phong, bệnh bạch biến vì thế bệnh nhân cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán đúng.
Cách thứ nhất: Chữa bằng riềng tươi
Riềng là một loại cây quen thuộc đối với chúng ta. Bên cạnh việc sử dụng làm một gia vị cho món ăn, củ riềng còn là một vị thuốc phổ biến được dùng trong nhân dân. Theo Đông y, riềng có vị cay, mùi thơm, có tác dụng ôn trung, giảm đau, tiêu thức ăn, chữa phong thấp, hắc lào, lang ben…
Khi dùng củ riềng chữa lang ben, bạn có thể thực hiện như sau:
Bạn lấy củ riềng già đem rửa sạch, giã nhuyễn rồi sát lên vùng da bị lang ben ngày 2 lần. Bạn cũng có thể lấy gừng đã được giã nhỏ này ngâm rượu rồi sát lên da. Làm liên tục trong vòng một tuần, các đốm hay mảng lang ben sẽ tự động biến mất. Một cách khác để chữa lang ben với gừng là bạn lấy củ riềng giã nát rồi vắt nước cốt chanh vào, đun nóng. Khi sử dụng, bạn lấy bông y tế hay miếng vải sạch mềm thấm dung dịch thuốc rồi bôi đều lên vùng da bị tổn thương 2 lần/ngày. Bạn chỉ cần kiên trì thực hiện trong khoảng một tuần sẽ có hiệu quả.
Cách thứ hai: Dùng rau răm để chữa trị
Rau răm trước hết được biết đến như một loại gia vị dùng trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Các món ăn như bún, gỏi, trứng vịt lộn đều không thể thiếu vị của rau răm. Bên cạnh đó, loại cây này còn được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh. Theo Đông y, rau răm có vị cay, tính ấm, mùi thơm đặc trưng dễ chịu và không độc, có tính sát trùng cao. Ngoài tác dụng chữa bí tiểu, rắn cắn, trĩ, rau răm dùng để chữa lang ben cũng đem lại hiệu quả cao. Bạn có thể lấy rau răm giã nát ngâm rượu hoặc dùng riêng xát lên vùng da bị lang ben sẽ giúp loại bỏ dễ dàng các mảng
Cách thứ ba: Dùng chuối tiêu xanh
Cũng như chuối hột, quả chuối tiêu xanh có tác dụng chữa được nhiều bệnh hiệu quả trong Đông y. Chuối tiêu được mệnh danh là loại “quả trí tuệ”, là loại quả có tính hàn, vị ngọt, không độc có tác dụng nhuận tràng, thông huyết mạch, dùng để chữa bệnh táo bón, sốt… Ăn chuối tiêu hàng ngày là một cách tốt để bổ sung các chất dinh dưỡng như protein, lipid, đường, kali, sắt, các loại vitamin A, B, E… Dùng quả chuối tiêu xanh chữa lang ben rất có hiệu quả. Bạn chỉ cần cắt quả chuối tiêu xanh ra rồi xát lên vùng da bị lang ben 2 – 3 lần/ngày và kiên trì sử dụng trong khoảng 1 tuần sẽ thấy được hiệu quả. Vị chát của chuối xanh sẽ làm lành vết thương trên bề mặt da, hạn chế sự lan rộng của các mảng da biến màu. Lưu ý trước khi làm, bạn nên rửa sạch vùng da bị tổn thương và lau khô sau đó mới xát chuối lên.
Cách thứ tư: Dùng thuốc bôi da
Khi bệnh đang nhẹ, hoặc mới phát thì sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da để tránh bệnh lây lan sang các vùng da khác như: Thuốc dạng nước như ASA, Antimycose, BSI; Thuốc dạng kem như các azole; Các loại thuốc xịt, ủ, thuốc bôi toàn thân như Ketoconazole, Itraconazole. Có thể dùng kết hợp các loại thuốc bôi và thuốc uống. Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng khi da lành rồi thì vẫn nên bôi thuốc tiếp thục trong suốt tuần sau đó để tránh bệnh tái phát.
Lưu ý: Khi dùng thuốc nên có chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ gây ngứa rát da hoặc gây rối loạn tiêu hóa, dị ứng, độc gan, độc thận và tuyệt đối không nên sử dụng đối với phụ nữ có thai và cho con bú.
Phòng ngừa bệnh lang ben
+ Điều trị lang ben phải triệt để điều trị cho tất cả thành viên trong gia đình hoặc tập thể sống chung.
+ Đồ dùng cá nhân phải giặt sạch, phơi nắng và ủi trước khi dùng, không mặc quần áo ẩm ướt.
+ Sau khi tắm, cần lau người cho thật khô rồi mới mặc quần áo vào.
+ Phải kiên nhẫn bôi thuốc lâu dài, đủ thời gian. Thường sau khi bôi thuốc và cảm thấy khỏi rồi, cần bôi tiếp tục củng cố thêm 1-2 tuần lễ nữa để diệt hẳn những sợi nấm và bào tử nấm còn sót lại.
+ Cần điều trị cùng lúc cho tập thể trong gia đình, cùng phòng… đã bị lây, như vậy mới dập tắt được nguồn lây.
+ Trừ trường hợp mầu trắng, các trường hợp có mầu hồng nhạt, nâu đều dễ nhận biết kết quả điều trị khi thương tổn da đã nhạt mầu. Riêng thương tổn mầu trắng rất khó nhận biết. Vì vậy, sau khi điều trị đủ thời gian, cần phơi vùng thương tổn dưới nắng để da có mầu lại.