Tôi uống chừng 1 tuần như vậy thì thấy trong mình khác khác. Những cơn đau ở phổi dịu đi nhiều, mỗi khi chiều tối không còn cảm giác mệt mỏi, sốt nữa. Lúc đó, tôi mới tin là cây bình bát thực sự có hiệu quả với bệnh lao phổi của mình”, chị Nhung cho biết.
Khúc cây bình bát làm dịu cơn đau do lao phổi
Nhìn dáng vẻ nhanh nhẹn, tươi tỉnh của chị Cao Thị Thùy Nhung (42 tuổi, thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), không ai nghĩ gần 2 năm trước, chị đã mang bệnh nặng trong người. Giờ đây, với công việc buôn bán ở chợ Nhà Bàng, chiều về nhà lại chế biến thực phẩm chay để sáng hôm sau kịp giao hàng, chị Nhung vẫn đủ sức khỏe để đảm đương công việc.
Chị Nhung cho biết, năm 2014, chị cảm thấy đau ở lưng và vùng dưới vai. Nhất là mỗi khi chiều về, những cơn đau lại nhiều hơn và mỗi ngày mỗi nặng hơn.
“Lúc đó, tôi vừa đau vừa hay bị sốt nhẹ, ho, đau họng nên ra tiệm thuốc Tây mua thuốc uống. Tôi uống liền mấy ngày, các triệu chứng trên hết nhưng rồi phát lại. Thấy không ổn, tôi đến bệnh viện để khám bệnh”, chị Nhung kể.
Các bác sĩ cho biết chị viêm phổi nặng do lao phổi. Chị Nhung chia sẻ: “Tôi cũng không hiểu vì sao mình mang bệnh nặng như vậy. Trước đó tôi làm nghề bảo mẫu, công việc cũng không có gì vất vả. Sức khỏe tôi vốn rất tốt, ít khi bệnh vặt. Lúc biết mình bị viêm phổi, tôi buồn và hoang mang lắm”.
Xác định rõ căn bệnh, chị Nhung được bác sĩ cho phác đồ điều trị trong 8 tháng. Chị Nhung về nhà vừa uống thuốc, chích thuốc, vừa theo dõi định kỳ.
Trong thời gian điều trị này, chị ngày càng xanh xao, ốm yếu. Những cơn đau hàng ngày vẫn ám ảnh chị. Khi thời tiết chuyển lạnh, bệnh tình của chị nghiêm trọng hơn. Điều trị Tây y nhiều tháng liền mà không có kết quả, chị Nhung và gia đình không khỏi chán nản.
Rồi một người bạn cũ của chồng chị Nhung, vốn là một chuyên gia Đông y, qua hỏi thăm sức khỏe của chị, biết chị mắc bệnh về phổi, ông nói chị ghé nhà lấy thuốc về uống. Lúc đó, chị Nhung đã điều trị gần được 5 tháng theo phác đồ Tây y.
Chị và chồng bàn nhau để điều trị hết lộ trình 8 tháng, xem kết quả thế nào mới lấy thuốc Nam về uống. Tuy nhiên người bạn này bảo vừa uống thuốc Tây vừa uống thuốc Nam không có ảnh hưởng gì, miễn là phân chia hợp lý.
“Tôi đến nhà người bạn này của chồng lấy thuốc về uống nhưng không nhận được thang thuốc nào cả mà được cho một khúc cây lớn bằng bắp chân. Người bạn này nói đó là cây bình bát, đem về chặt lát phơi khô rồi nấu nước uống, không cần phải thêm thuốc thang gì nữa hết. Tôi ôm khúc cây về nhà mà lòng cứ ngờ ngợ”, chị Nhung cho biết.
Được sự động viên của chồng, chị Nhung cũng làm theo lời dặn dò của thầy thuốc Đông y. Nhưng vì công việc quá bận rộn, chị không thể uống thuốc đều đặn trong ngày. Mỗi ngày, sau giờ làm chị Nhung lấy một nắm bình bát đã phơi khô cho vào siêu thuốc, đổ 3 chén nước.
Sau khi nấu còn 1 chén, rồi chị chắt ra uống. Mỗi ngày vào buổi chiều, tối chị uống 2 chén. 2 ngày cuối tuần, chị uống đều 3 buổi sáng, trưa, chiều.
Chị Nhung kể: “Tôi uống chừng 1 tuần như vậy thì thấy trong mình khác khác. Những cơn đau ở phổi dịu đi nhiều, mỗi khi chiều tối không còn cảm giác mệt mỏi, sốt nữa. Lúc đó, tôi mới tin là cây bình bát thực sự có hiệu quả. Ban đầu thầy thuốc dặn tôi nấu cây bình bát như nước trà và uống trong ngày, nhưng bận rộn tôi không có thời gian làm. Sau này thấy có hiệu quả, tôi uống đều đặn hơn”.
Uống hết khúc cây bình bát đó, chị Nhung và chồng tiếp tục đi tìm những cây khác mọc bên bờ ruộng để sử dụng. Nhiều người thấy chị Nhung chặt cây bình bát liền tò mò hỏi, chị Nhung tận tình chỉ bảo. Nhiều người thử uống và bệnh tình cũng thuyên giảm. Hết liệu trình 8 tháng, căn bệnh viêm phổi của chị Nhung đã thuyên giảm 7, 8 phần.
*Một số chi tiết chỉ mang tính chất tham khảo
Theo Thuocdangianhay
Xem thêm: Giải pháp đặc biệt cho mùa lũ!