Lá tắm giúp bé sơ sinh hết rôm sẩy, không sẹo thâm, da trắng hồng – mẹ giàu kinh nghiệm cũng chưa từng biết đến!

Nhà chồng em có đến 8 anh chị em. Anh chị nào cũng được ba má nuôi cho ăn học đến nơi, đến chốn nên thành đạt lắm. Tuy có điều kiện là vậy nhưng khi sinh con, chẳng anh chị nào dùng xà bông cho các cháu mà cứ gọi điện về nhà nhờ má hái lá lên tắm cho con. Có mấy anh còn cho cả vợ con về quê ở vài tháng chỉ để được tắm mấy thứ lá này đấy ạ!

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Em là con dâu út éc trong nhà nên các chị dâu đã có kinh nghiệm chăm con cứ truyền tai em miết. Lúc đầu chắc cũng như các mẹ, em chẳng thấy hứng thú gì, thậm chí hơi lo vì trên mạng đầy rẫy ra đó mấy bài viết cảnh báo tắm lá cho trẻ sơ sinh này nọ. Nhưng càng tắm cho thằng bé thấy da dẻ nó càng mát, mịn sờ thích lắm nên em sinh ra nghiện luôn í! Đến cả em sau khi hết sản dịch cũng rất thích tắm ké nước lá của con vì có cảm giác da mình sạch và mịn hơn rất nhiều. Nhưng chưa hết, mục đích của các bà khi tắm lá cho con, cho cháu còn là để sau này da con không bị ghẻ lở, thâm sẹo mỗi khi có kiến, muỗi hoặc bất cứ con gì cắn đồng thời giữ cho làn da bé trắng hồng mịn màng sau này. Và đây là cách chăm con rất truyền thống nhưng lại rất có ích cho các bé:

Dưới đây là các loại lá tắm cho bé mà truyền thống chăm con gia đình chồng em đã dùng ạ!

Lá ngũ trảo/ ngũ trảo phong

Ngũ trảo là cây thân gỗ nhé các mẹ. Nó còn gọi là cây chân chim, ngũ trảo phong, mẫu kinh hoặc hoàng kinh. Cây này cao khoảng 3 – 5m, lá mọc đối, có từ 3 – 5 lá chét, hình trái xoan hoặc hình mũi mác. Mặt trên của lá nhẵn, có màu xanh lục sẫm, còn mặt dưới có lông mịn màu trắng bạc. Ở phần đầu mỗi lá đều có đường răng khía.

cay_ngu_trao
Lá ngũ trảo/ ngũ trảo phong

Theo Đông y, ngũ trảo có mùi thơm, vị the đắng, tính ấm. Nó thường được dùng để giảm nhiệt, hạ sốt, lưu thông huyết mạch và trị suyễn hoặc viêm phế quản. Lá ngũ trảo dùng tắm cho trẻ sơ sinh còn có tác dụng trị rôm sảy, ngừa ghẻ chốc hoặc bình thường cũng có công dụng làm mát da. Cái này chỉ cần tắm khoảng 10 ngày da trẻ sẽ mịn màng và sờ vào rất mát tay ạ!

Cây dền gai

Theo Đông y, dền gai có vị ngọt nhẹ, tính hàn. Nó được dùng để làm thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, phù thũng, chữa các bệnh về thận và làm thuốc điều kinh. Nhà má chồng em thường dùng phần thân trên để tắm cho trẻ sơ sinh vì nó chữa viêm hoặc mụn nhọt rất tốt. Con nít cần được tắm lá này thường xuyên để da lành, không dễ làm độc khi bị con gì cắn. Ngoài ra, lá cây dền gai còn có tác dụng long đờm, trị ho và chữa các bệnh về đường hô hấp rất tốt.

Cây dền gai
Cây dền gai

Cây sài đất

Sài đất thuộc họ Cúc, còn có tên gọi là húng trám, ngổ núi, cúc nháp, cúc giáp, hoa múc… Cây này ở nước ta mọc hoang rất nhiều và cũng đã có nhiều người biết được công dụng của nó. Nếu lấy cây sài đất tắm cho bé bị mụn nhọt, ghẻ lở, rôm sẩy… thì da bé sẽ rất nhanh lành bởi cây này có tác dụng thanh nhiệt rất tốt. Ngoài ra, có dùng sài đất để trị cảm, sốt, viêm họng, viêm phế quản phổi, ho gà và phòng sởi cho bé.

c_y_s_i_t
Cây sài đất

Cỏ mần trầu

Đây là loại thuốc quý được rất nhiều nước trên thế giới sử dụng. Ngoài tác dụng trị bệnh đái dầm, ngừa viêm não truyền nhiễm, trị ho, giảm sốt… cho trẻ nhỏ, cỏ mần trầu còn được dùng tắm bé để trị ngứa, rôm sẩy hoặc ghẻ lở. Vì đây là loại cỏ kháng thuốc diệt cỏ rất hiếm nên các mẹ có thể yên tâm để sử dụng cỏ này tắm cho bé mà không sợ tác dụng phụ.

c_y_m_n_tr_u
Cỏ mần trầu

Dây và lá khổ qua rừng

Dùng lá và dây khổ qua rừng phơi khô. Sau đó lấy 50g, đun sôi khoảng 15 phút và dùng nước này tắm cho bé. Theo kinh nghiệm em từng áp dụng thì loại này làm đét các vết côn trùng cắn cũng như rôm sẩy rất nhanh. Chỉ khoảng 3 ngày là đủ để mẹ thấy sự khác biệt.

Lá kinh giới

Dùng một nắm lá kinh giới rửa sạch với muối, sau đó vo nát và nấu sôi khoảng 15 phút. Dùng nước lá này tắm bé chẳng những có tác dụng làm sạch da mà còn trị được một số nốt mụn thông thường.

c_y_kinh_gi_i
Lá kinh giới

Cây nhọ nồi

Loại cây này nhà em thường dùng cho các bé mỗi khi bị bệnh sốt phát ban. Liều dùng khoảng 60g một ngày và uống liên tục trong ngày. Sau khoảng 2-4 ngày là con khỏi. Ngoài ra, khi trẻ ho cũng có thể cho trẻ uống nước của cây nhọ nồi để trị sốt cao và chảy máu cam. Khi dùng nhọ nồi tắm bé, mẹ sẽ không lo da con có hiện tượng làm độc sau mỗi lần con bị muỗi chích, côn trùng cắn… nên bé sẽ chẳng sợ thâm sẹo đâu nhé!

c_y_nh_n_i
Cây nhọ nồi

Tinh dầu tràm

Tinh dầu tràm ở Việt Nam được chiết xuất từ cây tràm gió là chủ yếu. Loại cây này em nghe nói ở Huế nói riêng và ở miền Trung nói chung là cho chất lượng dầu tốt nhất đấy ạ! Chỉ cần cho vài giọt tinh dầu tràm vào nước ấm và tắm cho bé có thể trị được rôm, sảy, làm sạch da hơn cả xà phòng đấy ạ! Nếu bé bị ho, cảm hoặc viêm họng, mẹ có thể dùng dầu tràm thoa dưới lòng bàn chân con và mang vớ cho bé. Rất nhiều mẹ đã thử cách này và chứng thực công hiệu ạ!

Đây là những cách nhà em thường dùng. Ngoài ra, em còn thấy trên mạng các mẹ chia sẻ mấy loại lá khác như: lá khế, lá bát bát/ mảnh bát, lá rau sam, lá chè xanh, lá dâu tằm, nước cốt chanh,… Các loại này em chưa dùng nên không biết chúng có tác dụng tốt hơn như các loại lá em đã nêu không ạ! Thành ra, chắc phải nhờ các mẹ khác có kinh nghiệm quân sư thêm cho các mẹ ạ!

c_y_tr_m_gi_2
Tinh dầu tràm

Lưu ý khi tắm lá cho bé:

Dù em tin tắm lá tốt cho da bé nhưng em cũng không bỏ qua các cảnh báo của các bác sĩ đâu ạ. Đây là cách em tránh để việc tắm lá không gây hại cho con:

– Trước khi nấu lá, lúc nào cũng phải rửa qua nước nhiều lần với muối để loại bớt bụi bẩn và vi khuẩn. Với một số loại lá có lông tơ, cách này cũng có thể làm sạch được đấy ạ!

– Với các loại lá không có tác dụng làm sạch nhờn trên da, mẹ có thể tắm trước cho bé bằng sữa tắm chuyên dụng.

– Sau khi tắm, lúc nào cũng phải tráng lại nước ấm cho con để tránh bột lá còn đọng lại và gây nhiễm khuẩn trên da.

– Nấu lá tắm cho bé có liều lượng cụ thể hoặc nếu không đong cân được, chỉ cần nhớ nấu nước loãng, không quá đặc.

– Khi da bé đang bị mưng mủ, trầy xước hoặc có vết thương sâu trên da, không nên tắm lá cho bé.

– Sau khi tắm, theo dõi xem trên da bé có nổi hột đỏ hoặc mẩn đỏ không. Nếu có nên ngưng ngay vì có thể cơ địa bé không phù hợp.

Hiện tại, dù con em đã hơn 2 tuổi nhưng cứ hễ có dịp về quê nội, các con cũng được bà nấu cho mấy thứ lá này để tắm. Chúng nó thích lắm, cứ mỗi lần gọi “Các con ơi, vào tắm!” thì y như rằng tụi nó có mặt ngay.

Bài viết mang tính tham khảo!

Theo WTT

Xem thêm: Chồng nhà người ta tắm cho con khéo thế các mẹ ạ!

Related Posts

18 sản phẩm chăm sóc bé ‘thần kỳ’ như bảo bối của Doraemon

Chăm trẻ đã khó, khiến bé vui vẻ, khỏe mạnh mỗi ngày lại càng khó hơn. Không chỉ bé mà ngay cả các mẹ đôi khi cũng…

Có nên cho trẻ sơ sinh đội mũ?

Khi cha mẹ, ông bà được đón bé từ tay của các y bác sĩ trong viện, hầu như bé nào cũng đã được quấn tròn trong…

Có mẹ khéo tay thế này, bé nào chẳng ăn cơm ngon ‘thun thút’

Tuy con trai không thuộc tuýp lười ăn nhưng chị Lê Thị Phương Thảo (30 tuổi – Quảng Bình) vẫn miệt mài vào bếp, nấu những món…

Khi con có những dấu hiệu sau em khuyên các chị đưa con đi bệnh viện gấp coi chừng con bị hoại tử ruột

Lồng ruột ở trẻ nhỏ là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Mặc dù con số thống kê chưa được đầy đủ, tỷ lệ mắc bệnh…

Ăn thô sớm không hại dạ dày con, ăn dặm sớm mới gây hại

Có nhiều bố mẹ cho con ăn dặm sớm từ 4-5 tháng trở đi, đây là điều không cần thiết và thậm chí còn gây hại cho…

Con em 3 tháng tăng 7,9kg nhờ sữa mẹ thơm ngon sau khi uống thứ nước tự nấu, rẻ như cho không

Em chỉ cao 1,55m. Lúc bầu tăng thêm 11kg, tổng cộng cân nặng là 48kg. Cũng hy vọng con sinh ra sẽ được nặng ký một chút…