Mách mẹ cách chữa nghẹn cho trẻ nhanh chóng chỉ bằng 2 ngón tay

Trẻ em thường rất dễ bị mắc nghẹn thức ăn hoặc các loại dị vật nhỏ. Trong những trường hợp này, bố mẹ không nên lúng túng mà cần có cách trị nghẹn cho trẻ hiệu quả.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Cách nhận biết trẻ bị hóc, nghẹn

Trẻ em rất dễ bị nghẹn. Nguyên nhân là do cơ thể bé chưa hoàn thiện để có những phản xạ đóng nắp thanh quản khi nuốt nên thức ăn dễ bị lạc xuống đường thở và gây nghẹn. Dấu hiệu cơ bản để mẹ có thể nhanh chóng nhận biết con mình bị nghẹn là bé đang ăn, bú nhưng đột ngột bé ho dữ dội, sặc sụa. Khi đưa tiếp thức ăn bé gạt đi hoặc tỏ ra sợ hãi. Sau đó, mẹ có thể thấy bé chảy nước dãi, rồi nôn ọe. Các bé lớn hơn có thể dùng tay móc họng và than đau.

cach-so-cuu-hoc-nghen-thuc-pham-giup-tre-vuot-qua-nguy-hiem-1
Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị nghẹn thực phẩm hoặc các loại dị vật khác. Ảnh: Internet

Mẹo chữa hóc cho trẻ nhanh chóng bằng 2 ngón tay

Khi trẻ bị nghẹn, bố mẹ cần có biện pháp xử lý ngay để tránh bé bị chèn đường thở, khiến bé ngưng thở, suy hô hấp dẫn đến tử vong, vô cùng nguy hiểm. Do đó, khi thấy con có dấu hiệu nghẹn, hóc thức ăn, bố mẹ cần giữ bình tĩnh và cần xử lý thật nhanh theo các bước sau:

Bước 1: Mẹ cần xem xét có vật thể nào trong họng bé hay không. Tuy nhiên, chỉ lấy dị vật ra khi bạn chắc chắn có thể lấy ra được chứ tuyệt đối không dùng tay móc họng để tránh việc muốn giúp trẻ nhưng lại vô tình đẩy sâu chúng vào sâu hơn, trầy xước họng gây sưng tấy khiến con càng khó thở hơn.

Bước 2: Đối với trẻ trên 12 tháng tuổi, mẹ đặt bé nằm sấp trên đùi, vỗ lòng bàn tay vào giữa phần xương vai của trẻ 5 cái liên tục.

anh_dai_dien
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Đối với những bé nhỏ hơn, mẹ cần đặt bé nằm sấp trên cánh tay, giữ cho đầu và cổ bé được đỡ chắc chắn rồi cũng dùng lòng bàn tay vỗ vào giữa vai bé.

Bước 3: Nếu bé vẫn chưa hết nghẹn thì mẹ lật ngửa con lên, giữ đầu bé bằng lòng bàn tay, đồng thời hạ thấp người bé xuống. Sau đó, mẹ dùng 2 ngón tay trỏ và giữa ấn mạnh vào phần xương ức của trẻ. Mẹ cứ làm như thế sau 3 giây rồi nhìn vào miệng bé xem có vật gì hiện ra không. Nếu có thì mẹ dùng tay nhẹ nhàng lấy ra, còn nếu không thì tiếp tục dùng 2 ngón tay ấn khoảng 3 – 4 lần nữa. Cách này giúp chữa nghẹn cho trẻ một cách nhanh chóng và hiệu quả, giúp thức ăn hoặc dị vật dễ dàng bật ra ngoài.

rcp-bebes-2
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Còn đối với trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể đứng sau con và đặt nắm tay phải của bạn ở giữa phần lồng ngực và rốn. Dùng bàn tay trái nắm lấy tay phải vừa đặt xuống rồi kéo mạnh ngược lên. Mẹ cứ thực hiện như thế 5 lần để thứ mắc trong họng trẻ sẽ bật ra ngoài.

Trong trường hợp mẹ đã thực hiện các bước trên nhưng bé vẫn chưa hết bị nghẹn thì cần đưa bé đến ngay bện viện để được cấp cứu kịp thời. Trong quá trình đó, bố mẹ cũng cần phải tiếp tục sơ cứu cho con. Nếu bé bị hôn mê, bố mẹ cần để con nằm ngửa, 2 bàn tay tạo thành 2 nắm đấm rồi đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn liên tiếp cho tới khi nào bé tỉnh lại thì đưa con đi bác sĩ ngay.

Mẹ làm gì để phòng ngừa con bị sặc, nghẹn?

tre-15-thang-tuoi-bieng-an-2
Mẹ cần cho con ăn từ tốn, thức ăn cần mềm và nhỏ để tránh trẻ bị nghẹn. Ảnh: Internet

Đối với trẻ còn bú: Cần cho trẻ bú đúng tư thế, hạn chế cho bé bú liên tiếp rất dễ bị sặc. Sau khi bú xong cần bế bé lên, vỗ nhẹ lưng để giúp bé ợ hơi, tránh bị sặc.

Đối với bé ăn dặm: Cho bé ăn từ từ, từng chút một, không cho con ăn quá nhiều trong một lúc, không ăn khi đang chơi đùa, nói chuyện, chạy nhảy. Khi chế biến thức ăn cho trẻ mẹ cũng cần nấu những món mềm, cắt thức ăn thành miếng nhỏ, dễ tiêu hóa, không nên sử dụng các loại thực phẩm có xương sống.

Tốt hơn hết, bố mẹ cần để mắt tới bé mọi lúc, mọi nơi bởi ngoài việc bị nghẹn do thức ăn, trẻ còn dễ bị mắc các loại dị vật khác vô cùng nguy hiểm. Bố mẹ cần tạo một môi trường an toàn cho con và tránh để những vật nhỏ, nguy hiểm trong tầm với của trẻ.

Theo Phụ Nữ và Gia Đình

Xem thêm: Hài hước với cảnh 2 bé khóc đòi ăn.

Related Posts

18 sản phẩm chăm sóc bé ‘thần kỳ’ như bảo bối của Doraemon

Chăm trẻ đã khó, khiến bé vui vẻ, khỏe mạnh mỗi ngày lại càng khó hơn. Không chỉ bé mà ngay cả các mẹ đôi khi cũng…

Có nên cho trẻ sơ sinh đội mũ?

Khi cha mẹ, ông bà được đón bé từ tay của các y bác sĩ trong viện, hầu như bé nào cũng đã được quấn tròn trong…

Có mẹ khéo tay thế này, bé nào chẳng ăn cơm ngon ‘thun thút’

Tuy con trai không thuộc tuýp lười ăn nhưng chị Lê Thị Phương Thảo (30 tuổi – Quảng Bình) vẫn miệt mài vào bếp, nấu những món…

Khi con có những dấu hiệu sau em khuyên các chị đưa con đi bệnh viện gấp coi chừng con bị hoại tử ruột

Lồng ruột ở trẻ nhỏ là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Mặc dù con số thống kê chưa được đầy đủ, tỷ lệ mắc bệnh…

Ăn thô sớm không hại dạ dày con, ăn dặm sớm mới gây hại

Có nhiều bố mẹ cho con ăn dặm sớm từ 4-5 tháng trở đi, đây là điều không cần thiết và thậm chí còn gây hại cho…

Con em 3 tháng tăng 7,9kg nhờ sữa mẹ thơm ngon sau khi uống thứ nước tự nấu, rẻ như cho không

Em chỉ cao 1,55m. Lúc bầu tăng thêm 11kg, tổng cộng cân nặng là 48kg. Cũng hy vọng con sinh ra sẽ được nặng ký một chút…