Sau một thời gian sử dụng cây bình bát để chữa bệnh tiểu đường, mấy thang thuốc cuối của ông Sĩ đã được thêm vị thuốc là cây xương rồng, nhờ đó mà bệnh tiểu đường của ông đã bị “đánh tan”.
Hạ được đường máu nhờ chữa khỏi bướu ở khuỷu tay
Nhớ về những ngày tháng bị bệnh tiểu đường hành hạ, ông Nguyễn Tấn Sĩ (66 tuổi, thường gọi là ông Ba Đen, trú tại ấp Trường Thuận, xã Trường Long, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ) nhớ lại:
“Bệnh tiểu đường khiến tui đi bộ chừng 100m là phải ngồi nghỉ một lúc lâu mới có thể đi tiếp. Chạy chữa không biết bao nhiêu thầy thuốc, uống đủ thứ thuốc, thay đổi chỗ ở với mong muốn có điều kiện chữa bệnh tốt hơn, rồi điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục… Nhưng tất cả đều vô vọng, đường máu cứ ở mức 12 – 13mmol/l)”.
4 năm chữa bệnh ở TP. HCM bằng tân dược, lượng đường máu luôn ở mức 12 – 14 mmol/l, lái xe hồi lâu có cảm giác tê tay, người mệt mỏi, toát mồ hôi… Những lúc như vậy ông phải dừng lại, tự xoa bóp tới lúc bớt mệt, giảm tê mới đi tiếp được. Bạo bệnh giày vò, lại thêm cái chết đột ngột của vợ ập tới, ông Ba Đen càng thêm suy sụp.
Rời TP.HCM về Xóm Trại (P. Hưng Phú, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ) tiếp tục chữa bệnh, cân nặng của ông lúc này tụt từ 66kg xuống còn 51kg. Uống thuốc Tây, kết hợp nhiều thủ thuật không dùng thuốc như đi bộ, điều chỉnh chế độ ăn uống… nhưng tình trạng bệnh vẫn không có chút cải thiện nào. Thể lực suy giảm, đường trong máu quanh quẩn ở mức 10mmol/l, ông không thể đi bộ được.
Bệnh tình ngày càng nặng, ông Ba Đen quyết định trở lại quê hương Phong Điền. Bệnh cũ chưa thuyên giảm, bệnh mới lại phát sinh. Khuỷu tay phải bất ngờ nổi lên 1 khối u to bằng quả trứng vịt, nhưng bác sĩ ở Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ từ chối mổ do lượng đường trong máu của ông Ba Đen quá cao.
Buồn cho số phận, ông Ba Đen sống lay lắt qua ngày với định suất thuốc Tây hàng tháng do được bảo hiểm y tế cấp.
“Cách đây khoảng 5 năm, khi trở lại Phong Điền, cơ duyên đưa đẩy giúp tôi gặp một thầy thuốc tử tế. Đó là ông Tám Bồi”, ông Ba Đen nhớ lại. Ông Tám Bồi là thầy thuốc Nam, cũng chính là người đã chữa lành khối u ở tay cho ông Ba Đen bằng phương pháp đắp thuốc.
Ngưỡng mộ và tin tưởng y thuật của ông Tám Bồi, ông Ba Đen nhờ ông Tám Bồi chữa trị luôn bệnh tiểu đường. Bất ngờ, sau hơn 2 năm uống thuốc Nam của lương y Phạm Văn Bồi (Tám Bồi), ông Ba Đen hớn hở khoe: “Tui bây giờ khỏe re, ăn uống thoải mái, hết lo lắng bệnh tiểu đường rồi! Nếu có ai bị tiểu đường tui chỉ giùm cho”.
“Tui bắt đầu uống thuốc Nam của thầy Tám Bồi cách nay 4 năm trong tình trạng sức khỏe suy kiệt. Mỗi ngày uống 2 cữ thuốc Tây, 3 chén thuốc Nam mà đường máu luôn ở mức trên 10 mmol/l. Có lẽ, tôi mắc bệnh tiểu đường lâu rồi, nên công dụng của thuốc Nam phát huy chậm. Hơn 1 năm đều đặn uống thuốc, đường máu vẫn ở mức 7 – 8 mmol/l, hi vọng khỏi bệnh của tôi đã lung lay đi ít nhiều”, ông Ba Đen kể lại.
Rất may, ông luôn nhận được sự động viên của ông Tám Bồi và người bạn đời mới gá nghĩa bên cạnh. Bất ngờ, thời gian ngắn sau, chỉ số đường máu của ông giảm xuống mức 5-6mmol/l, con số mà ông Ba Đen chờ đợi suốt hàng chục năm qua. Có người nói vui, ông Ba Đen khỏi tiểu đường nhờ có vợ mới!
Khoảng 2 năm uống thuốc Nam của ông Tám Bồi, ông Ba Đen cho biết: “Sức khỏe của tui hồi phục, đi bộ, lái xe bình thường như những người mạnh khỏe khác. Và điều đặc biệt là các kết quả kiểm tra sức khỏe đều được đánh giá trên điều kiện ăn uống, sinh hoạt bình thường, ngưng uống thuốc Nam và không còn phải cữ kiêng gì hết từ hơn 1 năm nay”.
Khả năng chữa bệnh tiểu đường kì diệu của cây xương rồng
– PV TT& ĐS: Theo ông việc chữa trị bệnh tiểu đường có khó khăn đến nỗi đa số người bệnh phải chấp nhận đó là chứng bệnh “chết mang theo”?
– Ông Nguyễn Tấn Sĩ (Ba Đen): Khi chưa gặp thầy Tám, đối với tui tiểu đường là chứng bệnh nan y, đã xác định chết mang theo. Bằng chứng là tui chạy thuốc khắp nơi mà không hết được bệnh. Nhưng lúc đã gặp thầy Tám, uống thuốc Nam của thầy, tui như người trúng số độc đắc mà giải thưởng chính là mạng sống của mình!
– Nhưng dựa trên phương thức hay phác đồ điều trị nào để ông nói rằng trị tiểu đường không khó?
– Tui không dám khẳng định 100%, nhưng từ kinh nghiệm chữa trị và thoát chết của bản thân, tui sẵn lòng chỉ tới tiệm thuốc Tây từng bán thuốc cho tui và dẫn tới tìm thầy Tám Bồi để được thầy hướng dẫn uống thuốc Nam. Có nghĩa là tui khỏi bệnh nhờ kết hợp vừa uống thuốc Tây vừa uống thuốc Nam.
– Lúc uống thuốc Nam ông có phải ăn uống kiêng cữ gì không?
– Tui là 1 đầu bếp nấu ăn, phải nêm nếm liên tục nên kiêng cữ rất khó. Những việc tui có thể làm trong thời gian uống thuốc là giảm hơn phân nửa khẩu phần cơm mỗi bữa ăn, tăng lượng rau xanh, không sử dụng các loại trái cây như nhãn, mít, sầu riêng…
– Hiện tại, dựa trên cơ sở nào để ông lạc quan tin rằng bản thân đã khỏi bệnh tiểu đường?
– Tui đã ngừng uống thuốc Nam hơn 1 năm nay, hàng tháng vẫn đi kiểm tra sức khỏe, nhận thuốc uống theo bảo hiểm y tế. Chỉ số đường máu của tui thời gian dài chỉ dao động ở mức 5 – 6 mmol/l. Thậm chí tui còn có thể tự kiểm tra tính ổn định của chỉ số đường máu bằng cách ăn thử các loại chè, bánh Trung thu, trái sầu riêng…
Có vợ mới nên giảm bệnh chỉ là cách nói vui bởi tất cả nhờ vào việc điều trị đúng cách. Theo lương y Phạm Văn Bồi, trường hợp của ông Ba Đen có phần đặc biệt hơn so với nhiều người bệnh tiểu đường khác.
Thời gian đầu mới uống thuốc Nam thì thể trạng ông này suy kiệt do bệnh nặng cộng thêm tinh thần buồn bã vì vợ mới qua đời… Ông Ba Đen lại là đầu bếp, kiêng khem tuyệt đối rất khó nên thời gian chữa bệnh kéo dài.
Theo ông Tám Bồi, nếu như nhiều người bệnh tiểu đường khác chỉ cần dùng cây bình bát trong thang thuốc một thời gian là có thể ổn định được chỉ số đường. Sau 1 thời gian sử dụng cây bình bát, về cuối thang thuốc của ông Ba Đen đã được gia thêm vị thuốc là cây xương rồng.
Theo ông Bồi, một số trường hợp tiểu đường chữa trị bằng cây bình bát lâu ngày mà hiệu quả không cao, có thể sử dụng cây xương rồng để tăng hiệu quả chữa bệnh. Ông Bồi cho rằng cây xương rồng khá hiệu quả trong việc chữa trị cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường lâu năm.
Tuy nhiên, vị lương y này lưu ý rằng xương rồng có nhiều giống và có hàm lượng độc tính tùy theo giống, người bệnh không nên tự ý sử dụng cây xương rồng tươi làm thuốc uống, mà sử dụng phải có sự hướng dẫn của thầy thuốc.
(Theo Trường An – Tuổi trẻ & Đời sống)
Xem thêm video thanh niên ngáo đâm vào đầu ô tô