Sau 1 ngày uống nước cây thần thông bệnh anh đã đỡ 50%, thêm 2 này nữa thì bệnh phong hàn hết hẳn, chứng bại tay do biến chứng của bệnh của biến mất hoàn toàn.
Anh thợ hồ nghèo ngã bệnh phong hàn mà không dám vào viện
Tháng 7/2015, anh Trần Văn Minh (37 tuổi, quê ở Cà Mau) cùng vợ con lên TP. HCM lập nghiệp. Anh thuê nhà gần chợ nông sản, thuộc phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức. Hàng ngày anh đi làm phụ hồ, còn vợ anh ở nhà giữ con và phụ may gia công thêm.
Cuộc sống bấp bênh chủ yếu nhờ vào đồng lương ít ỏi của anh mang về. Ngày nào anh không đi làm thì coi như ngày đó phải chịu đói. Cuộc sống chắt chiu của 2 vợ chồng và bé trai 2 tuổi ở đất Sài thành thật chật vật. Anh đã cố làm việc cật lực nhưng vẫn không thể để dư nổi một đồng.
Nhiều lúc anh Minh nghĩ thầm: “Cứ làm ngày nào ăn ngày đó, rủi mà có bệnh tật ập đến thì lấy tiền đâu mà chữa trị, khi bà con thân thích không ai ở đây?”. Anh cứ lo nghĩ vậy, nhưng cũng không biết giải quyết thế nào.
Rồi điều mà anh Minh lo lắng ấy cũng đến. Chỉ 2 tháng sau, tháng 9/2015, anh ngã bệnh sau một đợt tăng ca làm đêm cho kịp tiến độ công trình. Hôm đó, anh vừa gắng sức làm nặng cho đến 9 giờ đêm, vừa hứng chịu những cơn mưa lạnh.
Nước mưa thấm vào người khiến anh trúng cảm. Tối đó mệt mỏi rã rời, ngả lưng xuống giường là anh ngủ luôn. Sau 1 đêm ngủ dậy, bất ngờ cánh tay của anh bị đau nhức, tê dại không nhấc dậy nổi.
Anh Minh đến tiệm thuốc Tây, kể qua triệu chứng rồi lấy thuốc về uống, nhưng chỉ giảm đau chút ít và bị trở bệnh lại ngay sau đó. Công việc thợ hồ cần cánh tay này, giờ nó bị bại nên anh không thể đi làm. Những ngày này, anh phải ở nhà trông con cho vợ tập trung hơn vào công việc may gia công.
Nhưng thu nhập từ may gia công ấy quá ít ỏi, trong khi chi tiêu cho sinh hoạt gia đình ngoài tiền ăn, tiền chợ, rồi tiền nhà, tiền điện… giờ còn thêm cả tiền thuốc cho anh. Anh vừa vật lộn với cơn đau, vừa cám cảnh cho cảnh nghèo của gia đình mình.
Lo lắng cho bệnh tình của mình, nhưng anh Minh không dám nghĩ đến chuyện sẽ vào bệnh viện khám, vì đó là việc nằm ngoài khả năng của gia đình anh. Căn bệnh ngày càng hành hạ anh Minh nhiều hơn, hết đau nhức đến sốt, ớn lạnh, rất khó chịu.
“Không thầy thuốc thì không được rồi”, anh Minh nghĩ bụng. Nhưng phải liệu cơm gắp mắm, anh phải hỏi thăm khắp nơi để tìm thầy lang lấy tiền công ít, nhưng có tay nghề, nhờ chữa trị căn bệnh của mình.
Chỉ cần cây thần thông, căn bệnh tan biến
May mắn, anh Minh được một đồng nghiệp giới thiệu cho một thầy thuốc Đông y. Tháng 10/2015, anh và vợ con đã tìm đến vị thầy lang. Anh trình bày bệnh tình, vị thầy thuốc trầm ngâm nghe cho hết câu chuyện. Sau đó ông khám, bắt mạch… rồi nói:
“Anh yên tâm, bệnh này trong dân gian bị nhiều lắm, gọi là bệnh phong hàn, trị được”. Vị thầy thuốc ra vườn bứt vào một nhúm lá cây và nói: “Đây là cây thần thông chuyên trị phong hàn. Anh đem về giã nhỏ rồi ngâm rượu hoặc nấu nước uống đều được, sau 3 ngày sẽ khỏi”.
Cầm nắm lá cây trong tay, anh Minh vui mừng nhưng cũng bán tín bán nghi vì căn bệnh phức tạp này chẳng lẽ lại được giải quyết nhờ những chiếc lá này sao? Ngày đầu tiên, anh giã nhỏ 1 phần lá cây thần thông ngâm vào rượu trắng một lúc rồi uống trước khi đi ngủ.
Anh uống 1 lượng nhỏ khoảng 20ml thì thấy cơ thể ấm hẳn lên, da chuyển sang màu hồng, hơi ấm lan xuống đến tận từng ngón chân, ngón tay. Anh thấy rất dễ chịu và đi ngủ một giấc ngon lành đến tận sáng hôm sau. Và khi thức giấc, điều ngạc nhiên nhất là cánh tay anh đã đỡ đau được 50%, anh đã có thể nâng tay lên được từ từ.
Thấy hiệu quả, anh Minh tự “điều chế” thuốc cho mình dùng thêm 2 ngày nữa. Quả đúng như lời vị lương y khẳng định, chứng bại tay của anh đã biến mất hoàn toàn. Vui mừng khôn tả, anh điện thoại lại cám ơn vị thầy thuốc nọ.
Anh nói: “Tui đã hết nhức, hết sái tay rồi. Hôm nay tui có thể đi làm lại, con tui có cơm ăn rồi. Cám ơn ông! Cám ơn cây thần thông”.
Từ đó, anh Minh đi đâu cũng kể về cây thuốc quý này và nhìn ngó khắp nơi xem có loài cây này không để chỉ cho mọi người. Anh có chỉ cách chữa trị này cho vài người bạn thợ hồ cùng làm cũng bị tê bại tay.
Do đặc thù của công việc thợ hồ là dùng 1 tay cầm bay, làm việc đôi khi bị mắc mưa, đêm về thường nhức mỏi mình mẩy, có khi sái tay, đau lưng, nhức cơ… nên ai bị vậy, đều được anh chỉ dẫn cụ thể.
Ai nặng quá, anh mới chỉ đến vị thầy thuốc đã chữa trị cho anh. Đặc biệt, vị này luôn tìm những phương cách điều trị hiệu quả mà ít tốn kém nhất cho bệnh nhân.
Cây thần thông thực sự là một cây thuốc quý nên có trong vườn của mọi nhà, cây mọc tốt trong nhiều loại đất. Cây này có thể trồng trong chậu đặt bên cửa sổ hoặc trước cổng nhà rất đẹp. Cây là dạng dây leo, có thể cho cây uốn theo kiến trúc khung cổng nhà mình.
Cây xanh tươi quanh năm, rất ít rụng lá và hoàn toàn không có sâu rầy. Cây bị đứt gốc vẫn thả tiếp những sợi rễ xuống đất. Vì thế cây thần thông được xem là biểu tượng cho sự trường tồn mãnh liệt của sự sống.
Cây thần thông – thuốc của người dân tộc
Bản thân người viết bài này cũng có khá nhiều những trải nghiệm từ cây thần thông. Những năm sau giải phóng, hưởng ứng phong trào đi kinh tế mới, nhà tôi đã lên tận nơi xa của miền núi Đắk Lắk. Cuộc sống nơi đây thiếu hẳn về y tế, thuốc men.
Mỗi khi bệnh tật ập đến, trước tiên mọi người phải nghĩ đến những vị thuốc lá cây. Rừng, thiên nhiên hay chính xác hơn là cây thuốc Nam đã cứu chúng tôi qua nhiều cơn nguy khốn giai đoạn đó. Điều quan trọng hơn là thiên nhiên đã tạo cho chúng tôi một sự an tâm về cuộc sống, không lo bệnh tật.
Cho đến bây giờ, các phương thuốc ấy vẫn theo chúng tôi và có phần phát triển hơn, được nghiên cứu, kiểm chứng, áp dụng nhiều hơn.
Cây thần thông chỉ là 1 ví dụ điển hình, còn vô vàn những cây thuốc quý giá khác đang tồn tại như 1 kho báu trong đất nước chúng ta. Nếu mình biết bảo vệ, phát huy và khai thác đúng cách, thì có thể nói vui nguồn lợi vô giá lâu dài này còn hơn hẳn nguồn tài nguyên hữu hạn là những mỏ dầu của Trung Đông.
Hơn bao giờ hết lúc này ai cũng mong sao nhân dân có được niềm hạnh phúc ít nhất là đảm bảo về sức khỏe, không có người nghèo bị từ chối điều trị và hướng đến việc miễn phí y tế.
Muốn vậy thì từ bây giờ những cây thuốc quý, những bài thuốc hay cần phát huy, sẽ giúp giảm tải, giảm lệ thuộc thuốc Tây nhập khẩu. Thầy thuốc có được vị trí đúng nghĩa, nhân dân có được sức khỏe bền lâu.
Phải công nhận rằng, cây thuốc mọc trên lãnh thổ Việt Nam rất nhiều, từ miền cao cho đến miền xuôi, nơi nào cũng thấy có cây thuốc mọc tự nhiên.
Chúng ta được thiên nhiên ưu đãi, sống trên đống thuốc, nhưng ít ai biết được giá trị lớn lao này như thế nào và cũng ít ai bảo vệ, phát huy, sử dụng chúng một cách đúng đắn. Việc khai thác rừng bừa bãi, đốn hạ cây, phát hoang làm rẫy đã gây tổn hại rất lớn đến nguồn dược liệu quý giá của chúng ta.
Khi hạ 1 cây gỗ trong rừng thì có đến hàng trăm ngàn những cây khác phải chết theo. Đặc biệt là những cây mọc ở tầng thấp lại là những cây thuốc quý. Cây thần thông cũng nằm trong số đó, nó thích mọc quấn quanh những cây nhỏ dưới tán của khu rừng nhiệt đới.
Ngày nay khi tác hại của hóa chất công nghiệp quá lớn, từ thuốc men đến thực phẩm đã ảnh hưởng xấu đến cuộc sống nhân loại, người ta có xu hướng quay về với thiên nhiên, những phương thuốc thảo mộc an toàn và hiệu quả đã được ưa chuộng và đang lan rộng trên toàn thế giới. Việt Nam là một kho thuốc thiên nhiên lớn quý giá mà cả thế giới cần đến.
Trong khi chờ đợi sự thay đổi tích cực về mọi mặt của xã hội, thì mỗi người chúng ta cũng nên tự trang bị cho mình một khả năng “tự vệ” nhất định, trong đó việc tự bảo vệ sức khỏe và sử dụng những phương pháp Đông y – dân gian gần gũi sẽ cho hiệu quả cao, an toàn và ít tốn kém.
Đối với những hộ lao động nghèo, Tây y có vẻ là một cái gì đó hết sức xa xỉ, chỉ còn có Đông y – Y học dân gian là lựa chọn hợp lý của họ. Trường hợp của anh Trần Minh là một điển hình hoàn cảnh của một xóm lao động nghèo, bệnh tật và cạn tiền…
Nguồn: Tamsugiadinh