Hoa ngọc lan, một loài thực vật thuộc họ mộc lan. Hoa ngọc lan tính ôn vị, hơi cay, có công năng tiêu đờm, ích phế, hòa khí.
Dùng hoa ngọc lan 5g tẩm mật ong trong 3 ngày rồi sắc uống như trà, có thể dưỡng phế nhuận yết hầu, điều lý trường vị, chữa trị ho do không khí không tốt, ngực và cách mạc đầy trướng và đau, đầu vựng mắt hoa…
Hoa ngọc lan nở vào tháng hai, kết quả vào tháng 6 – 7. Vào mùa xuân, khi nụ hoa chưa nở, thu hoạch, cắt bỏ cành, phơi khô là dùng được. Nụ hoa ngọc lan có tác dụng giáng áp, hưng phấn tử cung, gây tê cục bộ và kháng bệnh độc. Hoa ngọc lan có khả năng khư phong, thông khiếu, chữa trị đau đầu, ty uyên, mũi tắc không thông, đau răng…người âm hư hỏa vượng cấm dùng.
Nhiều bộ phận của cây ngọc lan có tác dụng làm thuốc:
– Hoa: Thu hái khi mới chớm nở, dùng tươi hoặc phơi sấy nhẹ cho khô. Dược liệu có vị đắng, cay, tính ấm dùng chữa ho, viêm mũi, xoang, hoa ngọc lan dùng làm thuốc phải là loại mới chớm nở, dùng tươi hoặc sấy nhẹ cho khô.
– Lá: Dùng chữa viêm phế quản mãn tính ở người già. Ngoài ra, lá ngọc lan (bánh tẻ) rửa sạch, giã nát, đắp chữa mụn nhọt sưng tấy.
– Vỏ thân cây: Lấy vỏ thân cây cạo lớp vỏ mỏng bên ngoài, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, dùng sống hoặc tẩm giấm sao vàng. Lấy 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày để chữa sốt, kinh nguyệt không đều, đại tiện khó.
Một số bài thuốc hay từ hoa ngọc lan:
– Chữa vô sinh: 10g hoa ngọc lan chưa nở sắc uống thay trà, vào buổi sớm. Cứ 30 ngày một liệu trình, có thể cải thiện thống kinh và vô sinh nữ.
– Trị ho trừ đờm, lợi tiểu tiện: Hải triết 2 mảnh, dưa hồng 1 quả, cà rốt 1 củ, tỏi 5 củ, hoa ngọc lan 15g. Gia vị gồm dấm trắng 1 thìa to, dầu thơm 1 thìa nhỏ, xì dầu 1 thìa, đường 1 thìa. Hải triết bì dùng nước ngâm nhiều lần rồi rửa sạch, khử mùi tanh. Dưa hồng rửa sạch, bỏ đầu, cuống và tua, thái nhỏ như tơ. Cà rốt cạo vỏ ngoài, thái nhỏ. Hoa ngọc lan rửa sạch, bóc cánh rồi thái nhỏ.
Cho tất cả các nguyên liệu trên trộn đều với nhau, thêm gia vị sau đó rắc hoa ngọc lan lên trên là được. Bài thuốc này có tác dụng trị ho đờm, lợi tiểu tiện.
– Trắng da, tiêu hóa tốt: Hoa ngọc lan 6g, trà xanh 1 thìa. Bóc từng cánh hoa ngọc lan, rửa sạch hoa bằng nước muối, để ráo nước, cho vào trong chén. Rót nước đang sôi vào chén, sau đó cho trà xanh, đợi có mùi hương bay ra, có thể uống thay trà.
– Chữa sốt, kinh nguyệt không đều, tiểu tiện khó: Lấy vỏ thân cây ngọc lan, cạo sạch lớp vỏ ngoài, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Lấy 30g vỏ sắc với 400ml nước cho đến khi còn 100ml uống 2 lần trong ngày.
– Chữa sưng tấy: Lấy lá ngọc lan loại non và bánh tẻ rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ sưng tấy.
– Chữa viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi: Lá ngọc lan 30g, lá cây gừa 30g, giun đất đã chế biến 5g thái nhỏ, phơi khô sắc uống.
– Chữa ho: Hoa ngọc lan 30g, mật ong 40g, cho hai thứ vào hấp cách thủy trong 20 – 30 phút để ăn.
– Chữa đau bụng kinh ở phụ nữ: Ngọc lan 20g, ý dĩ nhân 30g, hạt đậu ván trắng 30g, hạt mã đề 5g sắc uống trong ngày.
– Chữa bạch đới, khí hư: Hoa ngọc lan 20g, hạt ý dĩ 30g, đậu ván trắng 30g, hạt mã đề 5g sắc uống trong ngày.