Từ lâu, trinh nữ hoàng cung đã được sử dụng trong dân gian để điều trị nhiều loại bệnh, trong đó có các khối u lành tính cũng như ác tính (ung thư).
Sau 15 năm nghiên cứu, cho đến nay công trình nghiên cứu khoa học của chúng tôi đã đạt nhiều kết quả rất khả quan: tìm ra cách phân biệt TNHC với các loại cây tương tự khác bằng DNA (nhằm tránh cho nhiều người uống nhầm mà bị ngộ độc), xác định được các chất trong TNHC có tác dụng kháng u, chiết xuất được các chất này từ trinh nữ hoàng cung để chế tạo ra một loại thuốc (lấy tên là Crila) điều trị u bướu, thử nghiệm trên người và khẳng định tính hiệu quả của nó, hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất thuốc.
Bài thuốc đơn giản chữa nhiều bệnh
1. Bộ phận dùng: lá
2. Bào chế:
– Dùng tươi
– Dùng khô: Hái lá rửa sạch, nhúng qua nước sôi rồi phơi
3. Tác dụng và liều dùng: Chữa u xơ tiền liệt tuyến, u xơ tử cung, các khối u ở vú, cổ, viêm họng, viêm loét dạ dày, tá tràng, mụn nhọt, lở độc..
Liều dùng: 3 lá tươi dài 5 tấc, rửa sạch thái nhỏ, sắc với 2 chén nước còn nửa chén, chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn.
Dùng khô: Mỗi ngày dùng 200g sắc với 2 chén nước còn nửa chén chia 3 lần uống sau bữa ăn
Mỗi đợt điều trị từ 20-25 ngày. Nghỉ 10 ngày rồi điều trị đợt tiếp theo (Có thể dùng theo giới như sau: Nam điều trị liên tục 64 ngày, nữ điều trị liên tục 49 ngày)
4. Đơn thuốc có trinh nữ hoàng cung:
– Chữa các khối u như u da, u nội tạng, hạn chế sự phát triển của ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư đại tràng gồm: Lá trinh nữ hoàng cung 20g, lá đu đủ khô 50g, nga truật 20g, xuyên điền thất 10g. Đổ 3 chén nước sắc còn 1 chén, chia 3 lần uống trong ngày sau khi ăn.
– Chữa viêm họng hạt: Lá trinh nữ hoàng cung 1/3 lá, rễ cây dằng xay 3g. Hai vị rửa sạch, thêm vào hạt muối nhai ngậm hàng ngày.
Cách dùng trinh nữ hoàng cung chữa u xơ tiền liệt tuyến
Trong đó, lương y Nguyễn Công Đức cho biết ông đã dùng cây trinh nữ hoàng cung để chữa trị cho bệnh nhân từ nhiều năm nay.
Loại cây này có hiệu quả trong các trường hợp ung thư vú, u xơ tử cung, u xơ tiền liệt tuyến, loét dạ dày tá tràng, phong thấp… Lương y Đức cũng ghi nhận đã có trường hợp phụ nữ mang thai dùng cây trinh nữ hoàng cung để chữa trị u vú đã bị sảy thai.
“Dùng lá tươi là tốt nhất. Dùng 3 lá tươi trinh nữ hoàng cung dài 5 tấc, rửa sạch, thái nhỏ. Sắc với 2 chén nước, còn lại nửa chén. Chia 3 lần uống trong ngày sau khi ăn.
Nếu không có điều kiện hái lá tươi uống mỗi ngày thì dùng lá khô: Để có lá khô trước khi phơi phải trần qua nước sôi rồi lấy ra ngay. Như vậy phơi sẽ mau khô và chất lượng thuốc tốt. Mỗi ngày dùng 20 gr lá khô, cách sắc và uống như trên.Thời gian điều trị (theo kinh nghiệm của Đông y, ứng dụng có hiệu quả) cho nữ là 49 ngày uống liên tục, nam là 64 ngày uống liên tục, không nghỉ nửa chừng.
Để đề phòng bị yếu sinh lý do tác dụng phụ của thuốc, bệnh nhân nam bị u xơ tiền liệt tuyến thì thêm cành lá cây đinh lăng (lá nhỏ tươi 50gr, khô 20gr) sắc chung với lá trinh nữ hoàng cung. Khi sắc đổ nước ngập dược liệu, còn nửa chén chia 3 lần uống trong ngày”, đây là cách sử dụng trinh nữ hoàng cung mà ông Phúc đọc trên Tạp chí Đông y do lương y Nguyễn Công Đức hướng dẫn.
Phân biệt với các cây khác để tránh bị ngộ độc
Hiện nay trong nhân dân có nhiều người nhầm lẫn cây trinh nữ hoàng cung với một số cây náng khác, sử dụng lá đun sôi lấy nước uống bị ngộ độc, nôn ói. Do đó, phải phân biệt rõ cây trinh nữ hoàng cung với các cây náng khác có tại Việt Nam . Ngay trong chi Crinum chỉ có Crinum latifolium L. có tác dụng trị u xơ theo kinh nghiệm dân gian.
Một số đặc điểm phân biệt náng hoa trắng và cây trinh nữ hoàng cung.
Để có thể phân biệt cây trinh nữ hoàng cung với cây lan huệ cùng chi Crinum, phải dựa trên sự khác nhau về hình thái thực vật. Sự khác nhau về hình thái giữa những cây này trình bày trong bảng sau:
Phân biệt trinh nữ hoàng cung với các cây khác
Sau nhiều năm nghiên cứu, chúng tôi đã phân biệt được cây Trinh Nữ Hoàng Cung có khả năng điều trị khối u với các loại cây khác. Việc phân biệt này rất quan trọng, vì thực tế có rất nhiều loại cây giống Trinh Nữ hoàng cung mà người không có chuyên môn khó mà phân biệt, đã có nhiều người nhầm lẫn dẫn đền ngộ độc.