Khuôn mặt chị hốc hác tiều tụy sau nửa tháng chỉ ngủ chập chờn khi chăm sóc con ở bệnh viện. Tất cả cũng vì 1 phút dại dột, nông nổi hơn hết là tự cho mình tài giỏi khi chăm sóc con.
Chị em có con gái 2 tuổi, cách đây vài hôm bé có biểu hiện chảy mũi, nghĩ con chỉ bị cảm thông thường do thay đổi thời tiết chuyển mùa. Phần vì lười đưa con đi bệnh viện nên chị đã dùng tạm kháng sinh và nhỏ mũi thường xuyên cho con để chữa bệnh cho con, không ngờ đã để lại hậu quả vô cùng nặng nề.
Tuy nhiên, gần đây, thấy con kêu đau trong tai, đưa đi khám thì con đã bị viêm tai giữa. Chị em có thói quen như khi con có những biểu hiện bệnh của trẻ thường nhẹ hoặc chỉ thoáng quá nên chị cũng có phần chủ quan. Chị không cho con đi khám mà tự rửa mũi, nhỏ thuốc mũi. “Con không sốt, mũi không đặc lại chị cứ nghĩ đơn giản thế là con khỏi bệnh. Tuy nhiên, đến lúc đi khám mình mới biết bé đã bị viêm tai giữa. Nguyên nhân là do sổ mũi lâu dần dẫn đến viêm tai”.
Khổ nổi, trong tai bé còn có mủ nữa, sau khi khám xong bắc sĩ bắt phải nhập viện gấp để phẫu thuật nhằm khôi phục thính lực, vá màng nhĩ, chỉnh hình hệ thống xương con trong tai con vì nó sắp hoại tử . Tuy nhiên nếu thành công con cũng chỉ nghe được khoảng 30-60%, lúc này khả năng nghe của con cũng giống như bị lãng tai.
Không chỉ riêng chị em chủ quan với bệnh của con đâu, hầu hết em thấy rất nhiều mẹ hay tự ý chữa bệnh cho con lắm, nhất là khi thấy con sổ mũi thì dùng nước muối nhỏ vào, không cần biết con bị bệnh gì cả. Có bé bị viêm xoang mẹ nghĩ cảm sốt liền nhỏ mũi nhỏ riết con bị biết chứng mù mắt luôn.
Dẫu biết rằng nước muối sinh lý rất tốt để điều trị các bệnh sổ mũi, nghẹt mũi nhưng phải có sự chỉ định của bác sĩ. Vì không cho con đi khám, mà tự ý dùng mẹ đâu biết con đang bị bệnh gì đâu nên rất nguy hiểm.
Theo Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, rất khó phát hiện viêm tai giữa ở trẻ trong giai đoạn đầu vì nó có biểu hiện giống các bệnh hô hấp thông thường như sổ mũi, cảm cúm, nóng sốt, hay quấy khóc… Các bậc cha mẹ thường không nghĩ đến viêm tai và chỉ bác sĩ chuyên khoa giỏi mới phát hiện được. Nếu không được điều trị ở giai đoạn đầu, viêm tai giữa sẽ biến chứng thành những bệnh nguy hiểm như viêm tai giữa mạn tính, viêm xương chũm, viêm màng não và Cholesteatone (tức xương tai bị hoại tử). Nên khi con bị sổ mũi tốt nhất nên đưa con đi khám để xem xét cho chắc ăn con bạn đang bị bệnh gì mà có hướng điều trị tích cực nhất.
Mẹ nào có con dưới 2 tuổi thì cẩn thận nha vì ở độ tuổi này con mình rất dễ bị viêm tai giữa nè, mà triệu chứng khó phát hiện lắm nha:
– Trẻ nhỏ từ 6-18 tháng tuổi sức đề kháng yếu, dễ bị mắc viêm tai giữa.
– Khi trẻ nằm bú sữa bình không cẩn thận khiến sữa tràn vào trong tai gây viêm.
– Do cảm lạnh.
– Không khí bị ô nhiễm, có khói thuốc lá.
– Chọc ngoáy vào tai.
– Do chất xuất tiết ở mũi họng lan lên tai giữa khiến tai giữa bị viêm nhiễm.
– Bị tát bất ngờ vào tai
Khi con bị bệnh bố mẹ hết sức cẩn trọng chăm sóc con bằng cách này nha:
Giữ gìn vệ sinh
Cho trẻ dùng khẩu trang khi đi ra ngoài đường, hạn chế sự xâm nhập của bụi bẩn, vi khuẩn gây hại.
Vệ sinh răng, họng, miệng hằng ngày bằng cách đánh răng trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy; xúc miệng bằng nước muối sinh lý để tiêu diệt vi khuẩn răng miệng. Giữ cho họng và miệng sạch khuẩn nhằm hạn chế việc mắc bệnh viêm xoang, bởi hệ thống xoang và các bộ phận của đường hô hấp trên có sự liên thông với nhau.
Rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý có tác dụng loại sạch bụi bẩn, vi khuẩn, dị vật ở trong mũi, từ đó làm sạch và thông thoáng đường mũi.
Chế độ dinh dưỡng
Sức đề kháng yếu khiến trẻ rất dễ mắc phải nhiều loại bệnh, trong đó có viêm mũi. Vì vậy, bạn nên cần chăm sóc trẻ với chế độ dinh dưỡng cân đối, khoa học, đa dạng thực phẩm,.. để tăng cường sức đề kháng, khả năng chống chọi với vi khuẩn gây bệnh.
Viêm tai giữa ở trẻ là hậu quả của sự viêm nhiễm đường hô hấp trên. Bắt đầu chỉ là cảm cúm, sổ mũi thông thường, nhưng do phụ huynh không quan tâm nên bệnh kéo dài và chuyển sang viêm tai giữa. Hậu quả xấu nhất là trẻ sẽ bị điếc.
Em mong các chị sau khi đọc bài viết này nên ý thức hơn trong việc chăm sóc con nha.
Theo WTT
Xem thêm: Ngớ người” với cách dỗ trẻ nín khóc “không thể tin được.