Những việc cần làm ngay khi bị kiến ba khoang tấn công

Trong những ngày qua, kiến ba khoang đang trở thành “ác mộng” ở nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt là tại TP.HCM. Vậy phải xử lí như thế nào nếu bị chúng tấn công? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Kiến ba khoang

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Theo Tiến sĩ Phạm Thị Khoa – khoa Hóa thực nghiệm, Viện Sốt rét – Kí sinh trùng – Côn trùng T.Ư – thì loài kiến này trong dân gian còn có các tên gọi khác như kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong đít… Kích thước của chúng nhỏ hơn hạt thóc, có cánh bay, bụng thon nhọn đen, cơ thể xen kẽ các khoang đen – vàng cam, thuộc họ côn trùng.

Tiến sĩ Khoa cùng những con kiến ba khoang vừa bắt được. (Ảnh: Internet)
Tiến sĩ Khoa cùng những con kiến ba khoang vừa bắt được. (Ảnh: Internet)

Chúng thường xuất hiện vào đầu mùa mưa, bị ánh đèn ban đêm thu hút. Nếu ngập nước, chúng có thể bay vào các bóng đèn ở nhà dân để trú ngụ.

Loài kiến cực độc

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Không chỉ đốt rất đau, trong bụng kiến ba khoang còn có pederin (C24H43O9N) – độc tố được mô tả có hại gấp 12 – 15 lần của rắn hổ.

Theo các nhà khoa học, độc tố này có trong toàn bộ cơ thể kiến và ngay cả khi chết khô 8 năm, chất này vẫn tồn tại. Nếu tiếp xúc với da người, nó sẽ gây ra hiện tượng phồng rộp, lở loét…

Nhận biết vết cắn

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Thông thường, kiến ba khoang sẽ tấn công vào các vùng hở như cổ, mặt, cánh tay, cẳng tay, cẳng chân… hoặc đôi khi là những chỗ kín đáo hơn do chúng chui trong áo quần mà ta không hay biết.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Khi bị cắn, ta có cảm giác ngứa, bỏng rát, lâu dần tạo thành từng vệt hoặc đám, cộm hơn so với vùng da xung quanh. Nó sẽ tiến triển nhanh sau đó, rồi nổi mụn nước nhỏ, li ti… kèm theo trong người có cảm giác râm ran.

Tiến triển bệnh

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Theo Tiến sĩ Khoa, khoảng 6 – 9 giờ sau khi bị cắn, vùng da sẽ xuất hiện các ban đỏ và mụn nước. Khoảng 12 – 24 giờ tiếp theo xuất hiện thương tổn điển hình. Khoảng 1 – 2 ngày sau sẽ tạo nên các lớp bỏng chứa đầy nước. Đến ngày thứ 3, ta sẽ có cảm giác đỡ rát bỏng hơn và vết thương có đôi chỗ bong vảy. Khoảng 5 – 7 ngày sau, vảy bong hết nhưng để lại vết thâm.

Xử lí khi bị kiến ba khoang cắn

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Bác sĩ Nguyễn Thành, hiện đang công tác tại bệnh viện Da liễu T.Ư cũng cho biết ngay khi phát hiện bị côn trùng cắn, bất kể là loài nào, chúng ta nên lập tức rửa vùng đó bằng xà phòng. Lưu ý chỉ rửa nhẹ.

Sau đó, ta có thể dùng nước muối sinh lí (có bán ở quầy thuốc tây) rửa nhẹ nhàng để làm sạch các chất bám lên da. Tiếp theo, nên dùng hồ nước (dung dịch chứa bột tal vô khuẩn, ô-xít kẽm, glycerin) bôi lên nhằm làm mát, dịu da.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Nếu vết thương đã nổi mụn nước, ta vẫn có thể dùng hồ nước hoặc dung dịch yaris để làm mát da. Nếu nặng hơn, mụn đã mưng mủ, ta có thể dùng các dung dịch màu như xanh methylen, milian, castellani bôi lên vùng bị tổn thương nhằm mục đích sát khuẩn, tăng sự khô thoáng.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Nếu vết thương nặng hơn nữa, bạn có thể uống thuốc kháng histamin thế hệ 1 (chlopheniramin, hydroxyzin, promethazin…) hoặc thuốc kháng histamin thế hệ 2 (cetirizin, astemizol, loratadin, desloratadin, fexofenadin…) nếu tình hình nghiêm trọng.

Phòng tránh kiến ba khoang như thế nào?

Theo thạc sĩ – bác sĩ Hoàng Văn Hội thuộc Trung tâm Phòng chống sốt rét – kí sinh trùng cảnh báo, vào mùa mưa, khi trời vừa tối, ta nên đóng kín cửa, hạ rèm.

Tuyệt đối không nên ngồi gần bóng đèn, đặc biệt là khi có nhiều côn trùng đang bay xung quanh.

Nếu ra ngoài vườn vào ban đêm, hoặc ở gần các bóng đèn nhiều côn trùng, hãy mặc quần áo dài.

Quan sát kĩ đồ vật trước khi sử dụng, đặc biệt là áo quần, khăn mặt… hoặc giẻ lau, đồ chùi nhà… Nên giũ mạnh chúng trước khi dùng.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Tiến sĩ Khoa nhấn mạnh rằng, chúng ta có thể bẫy kiến bằng cách đặt một bóng đèn ở ngoài nhà và chậu nước phía dưới đó. Chúng sẽ bị ánh đèn thu hút rồi chết khi rơi vào chậu nước.

Có thể giết trực tiếp bằng cách mang găng tay. Tuy nhiên, găng tay này sau đó nên vứt bỏ bởi độc tố từ kiến sẽ tồn tại khá lâu và nó vẫn có thể gây hại cho bạn.

Dùng bình xịt diệt côn trùng, phun thuốc nếu phát hiện số lượng lớn.

Cuối cùng là nên vệ sinh chỗ ở của mình thường xuyên, không nên để nhiều đồ vật gần các bóng đèn điện nhằm hạn chế môi trường sống của kiến ba khoang.

Related Posts

Chàng trai 28 tuổi mắc 16 căn bệnh do ăn nhiều mì tôm và thức khuya

Thêm một lời cảnh tỉnh nữa dành cho giới trẻ thường xuyên thức khuya và ăn thức ăn nhanh.Thank you for reading this post, don’t forget to…

Bé gái 4 tuổi mất thị lực, suýt mù lòa vì bố mẹ chiều, thường cho xem điện thoại hàng giờ

Đã có rất nhiều câu chuyện về tác hại của việc sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng… đối với trẻ nhỏ nhưng dường như…

101 mẹo dân gian nuôi con dễ ăn, dễ ngủ từ trong trứng cho đến tuổi thôi nôi

Với những mẹo nhỏ dưới đây đảm bảo các mẹ sẽ vô cùng nhàn khi nuôi con nhỏ.Thank you for reading this post, don’t forget to subscribe!…

9 lợi ích bất ngờ của cà phê với sức khỏe đã được kiểm chứng

Theo các nhà khoa học, uống cà phê điều độ không gây hại sức khỏe mà còn có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời.Thank you…

Không ngờ rằng 2 điểm này trên tay lại có thể chữa khỏi chứng đau vai gáy kinh niên, thật đáng tiếc rất nhiều người không biết

Đau vai gáy là bệnh thường gặp ở người cao tuổi và hiện nay gặp cả ở người trẻ, nhất là những nhân viên văn phòng do…

Chuyên gia cảnh báo: Tuyệt đối không được bỏ qua 8 dấu hiệu sau của mắt, nếu không “lăn đùng ra đó” lại hối không kịp

Mắt mờ hoặc chảy nước mắt không rõ lý do có thể là những dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về gan,…