Tưởng nhầm bị ung thư, người phụ nữ mất 3 năm chữa lở môi

Người phụ nữ 60 tuổi bị lở loét môi, hơn 3 năm liên tục chạy chữa khắp nơi trong ám ảnh nặng nề cứ nghĩ mình bị ung thư.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Bệnh nhân mới đây từ Lâm Đồng đến Bệnh viện Trưng Vương gặp bác sĩ Trần Minh Thiệu. 3 năm trước bà xuất hiện mụn nhỏ ở môi bên dưới, bôi thuốc nhiều lần không khỏi, mụn lan ra gần hết vùng môi. Bà đã chữa ở nhiều nơi, thậm chí sinh thiết để tầm soát ung thư, bệnh vẫn không thuyên giảm.

rop-moi-2
Bị lở môi

Bác sĩ Thiệu cho biết, kết quả sinh thiết của bệnh nhân cho kết quả bình thường nên loại trừ ung thư. Dựa trên biểu hiện lâm sàng, nghi ngờ đây là trường hợp nhiễm herpes môi dưới bội nhiễm. Bệnh nhân được điều trị theo phác đồ bệnh herpes.

“Tình trạng bội nhiễm khiến tổn thương nặng nề, không đặc trưng nên dễ nhầm lẫn khi chẩn đoán. Đây có thể là nguyên nhân khiến nhiều nhân viên y tế không nghĩ đến bệnh herpes”, bác sĩ Thiệu chia sẻ. Sau 18 ngày điều trị, bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn. “Suốt mấy năm qua tôi mất ăn mất ngủ, suy nhược nặng nề vì cứ đinh ninh mình bị ung thư, không còn cách chữa khỏi”, bệnh nhân chia sẻ.

Theo bác sĩ da liễu Huỳnh Bá Long, mụn rộp ở môi do virus herpes là bệnh khá phổ biến, thường xuất hiện vào mùa mưa. Bệnh biểu hiện là những đám mụn nước nhỏ trên môi, gây đau rát, ngứa… Các vết rộp có thể biến mất tự nhiên hoặc do điều trị. Virus herpes vẫn tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể và khởi phát bệnh khi có điều kiện. Bệnh rất dễ lây truyền qua tiếp xúc, kể cả tiếp xúc gián tiếp như dùng chung khăn, bàn chải, bát đũa, son môi…

Có thể tự điều trị tại nhà bằng cách súc miệng bằng nước muỗi pha loãng, tắm bằng nước ấm pha với muối hay thuốc tím thật loãng. Dùng son dưỡng môi có vaseline và chất chống nắng để làm dịu các vết nứt. Không nên dùng kem hay phấn trang điểm che đi những mụn rộp để tránh bội nhiễm.

Giảm căng thẳng, tránh các loại thức ăn giàu arginine như dừa, đậu nành, lạc, chocolate, cà rốt… Nên ăn các loại thực phẩm mềm và nhạt như rau quả, trái cây, giá, thịt bò, cá, gà… Nếu bệnh kéo dài, lan rộng, gây biến chứng nặng hoặc xảy ra ở bệnh nhân đặc biệt như trẻ sơ sinh, thai phụ, bệnh nhân bị AIDS, ghép nội tạng…, cần có sự theo dõi điều trị của bác sĩ.

Theo Vnexpress

Related Posts

Chàng trai 28 tuổi mắc 16 căn bệnh do ăn nhiều mì tôm và thức khuya

Thêm một lời cảnh tỉnh nữa dành cho giới trẻ thường xuyên thức khuya và ăn thức ăn nhanh.Thank you for reading this post, don’t forget to…

Bé gái 4 tuổi mất thị lực, suýt mù lòa vì bố mẹ chiều, thường cho xem điện thoại hàng giờ

Đã có rất nhiều câu chuyện về tác hại của việc sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng… đối với trẻ nhỏ nhưng dường như…

101 mẹo dân gian nuôi con dễ ăn, dễ ngủ từ trong trứng cho đến tuổi thôi nôi

Với những mẹo nhỏ dưới đây đảm bảo các mẹ sẽ vô cùng nhàn khi nuôi con nhỏ.Thank you for reading this post, don’t forget to subscribe!…

9 lợi ích bất ngờ của cà phê với sức khỏe đã được kiểm chứng

Theo các nhà khoa học, uống cà phê điều độ không gây hại sức khỏe mà còn có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời.Thank you…

Không ngờ rằng 2 điểm này trên tay lại có thể chữa khỏi chứng đau vai gáy kinh niên, thật đáng tiếc rất nhiều người không biết

Đau vai gáy là bệnh thường gặp ở người cao tuổi và hiện nay gặp cả ở người trẻ, nhất là những nhân viên văn phòng do…

Chuyên gia cảnh báo: Tuyệt đối không được bỏ qua 8 dấu hiệu sau của mắt, nếu không “lăn đùng ra đó” lại hối không kịp

Mắt mờ hoặc chảy nước mắt không rõ lý do có thể là những dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về gan,…