Mặc dù có nhiều người biết tác hại của soda nhưng họ vẫn tiêu thụ mỗi ngày mà không lường được hậu quả. Đây là thức uống làm tăng nguy cơ gây bệnh tim, sâu răng, béo phì, tiểu đường và nhiều hơn nữa.
Trang Healthy Food House đã đưa ra những lý do vì sao bạn không nên uống soda:
Soda có chứa chất gây ung thư: Nhiều soda có chứa chất phụ gia caramel nhân tạo để có được màu nâu. Tuy nhiên, chất phụ gia phổ biến này lại được hình thành từ hai chất gây ô nhiễm: 2-methylimidazole và 4-methylimidazole. Cả hai chất này đều có thể dẫn đến ung thư ở động vật.
Trong danh sách 65 hóa chất gây ung thư bị cấm nghiêm ngặt ở California có 4-methylimidazole. Chỉ cần 16mcg 4-methylimidazole mỗi ngày cũng đủ để gây ra mối họa ung thư. Hơn nữa nhiều loại soda có màu nâu thậm chí có chứa đến 200mcg chất này trong mỗi chai khoảng 600ml.
Soda làm gia tăng chất béo: Một nghiên cứu của Đan Mạch đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ soda làm gia tăng sự tích tụ mỡ quanh gan và các cơ xương, góp phần và bệnh tiểu đường và kháng insulin. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng việc tiêu thụ soda hằng ngày trong vòng sáu tháng có thể dẫn đến tình trạng tăng mỡ máu triglyceride, gan nhiễm mỡ, mỡ nội tạng và tăng 11% lượng cholesterol.
Soda là nguyên nhân gây sâu răng: Soda chứa axit citric làm xói mòn men răng, thậm chí làm răng ố vàng và phá hủy răng theo thời gian. Do đó, đây là thức uống cực kỳ có hại cho răng, là nguyê nhân của căn bệnh sâu răng.
Soda có thể gây loãng xương: Tất cả các loại nước ngọt đều chứa phốt-phát hoặc axit photphoric. Đây là hai chất tạo mùi hương và bảo quản sản phẩm. Lượng axit photphoric dư thừa có thể dẫn đến các vấn đề về loãng xương, tim, thận và làm tăng quá trình lão hóa trong cơ thể. Những thức uống như soda chứa caffeine gây ức chế sự hấp thu canxi vì thế có thể dẫn đến mất xương. Tiêu thụ soda làm gia tăng đáng kể nguy cơ loãng xương và giảm mật độ xương.
Soda còn là tác nhân của nhiều loại bệnh khác nhau: Tiêu thụ soda có thể gây ra các bệnh khác nhau gồm:
Tiểu đường loại 2: Mỗi ngày 1 lon soda sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Bệnh tim: Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng có mối liên hệ giữa việc tiêu thụ soda và làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Uống soda chứa đường mỗi ngày sẽ làm tăng 20% nguy cơ của một cơn đau tim hoặc đột tử.
Kháng insulin: Việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến sự đề kháng insulin trong các tế bào. Khi đó, tuyến tụy buộc phải sản xuất insulin nhiều hơn để loại bỏ dlucose từ máu dẫn đến nồng độ insulin cao và đề kháng insulin.
Gan nhiễm mỡ: Quá nhiều fructose khi tiêu thụ những đồ uống có cồn như soda có thể làm gan quá tải và nó có thể được chuyển đổi thành chất béo gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.
Giảm trí nhớ: Các nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ giữa mức độ đường trong máu tăng lên và nguy cơ mất trí nhớ. Theo đó, uống quá nhiều những thức uống chứa đường như soda có thể làm giảm trí nhớ đáng kể, thậm chí gây bệnh Alzheimer.
Nguồn: Webtretho