Hằng ngày chúng ta vẫn ăn rất nhiều thịt động vật nhưng không phải bộ phận nào của động vật cũng có thể ăn. Các chuyên gia đã khuyến cáo, 5 bộ phận dưới đây là nơi tập trung nhiều độc tố và vi khuẩn nhất trên cơ thể động vật.
Trên cơ thể động vật có nhiều bộ phận chứa độc tố, vi khuẩn cần phải loại bỏ, không được ăn, tuy nhiên không phải ai cũng rõ điều này. Đặc biệt, khi ngày Tết cổ truyền của dân tộc đã kề cận, lượng thực phẩm từ thịt động vật sẽ được tiêu thụ rất nhiều nên chúng ta cần chú ý để đảm bảo an toàn sức khỏe cho gia đình trong những bữa cơm ngày Tết.
Dưới đây là 5 bộ phận của động vật đã được chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không nên ăn bởi có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.
1. Màng đen trong bụng cá
Khi mổ cá, đặc biệt là cá rô phi sẽ thấy trong khoang bụng có một lớp màng đen bám chặt như một lớp bao phim. Đây là phần tanh nhất của cá, chứa mùi bùn đất nồng nặc nhất. Nhiều người nội trợ làm kĩ sẽ bỏ phần này đi nhưng cũng có người không để ý và chỉ rửa qua loa do đó cá thường bị tanh khi chế biến.
Màng đen này có tập trung một lượng lớn chất béo, lysozyme và các vi khuẩn độc hại khác. Khi làm cá, tốt nhất bạn nên bỏ nó đi nếu không muốn món cá bị tanh và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
2. Tuyến giáp trạng và tuyến thượng thận của lợn, cừu
Tuyến giáp trạng của lợn có màu nâu, nằm ở gần họng dưới ống khí quản. Tuyến thượng thận của lợn màu nâu đỏ, nằm ở phía trên thận.
Hai tuyến này đều là tuyến nội tiết, trong đó có chứa nhiều kích tố. Nếu ăn phải những kích tố này sẽ khiến cơ thể bị mất cân bằng điều hòa nội tiết, từ đó xuất hiện các chứng ngộ độc rất nguy hiểm.
3. Hạch lợn
Hạch lợn là bộ phận chứa rất nhiều mầm bệnh, vi khuẩn và virut gây bệnh trên cơ thể lợn. Hạch lợn không những gây ra mùi hôi khó chịu cho miếng thịt mà còn có thể trực tiếp truyền bệnh dịch vào cơ thể nếu ăn phải.
4. Phao câu gia cầm
Phao câu gà, vịt là món “khoái khẩu” của không ít người vì khá béo và ngậy. Tuy nhiên, đây cũng là bộ phận gần với cơ quan bài tiết của gia cầm nên rất bẩn.
Phao câu tập trung nhiều loại siêu vi trùng, vi khuẩn gây bệnh và nhiều thứ độc hại khác. Dù có làm sạch vẫn không thể loại bỏ hết những vi khuẩn này.
5. Phần chai ở móng, khuỷu chân
Nhiều người, đặc biệt cánh mày râu rất thích nhậu với món chân gà, chân dê. Ở chân hoặc khuỷu chân của động vật thường có những vết chai nhô lên, không ít người còn có sở thích “gặm” bộ phận này.
Những phần bị chai ở khuỷu hoặc bàn chân vốn là một bộ phận bị “bệnh” cấu tạo nên, vì vậy khi chế biến chúng ta nên cắt bỏ đi để tránh gây hại cho sức khỏe.
Theo Feedy
Xem thêm: Đừng đun lại những món này để ăn nếu không muốn hại sức khỏe cả nhà nhé.