Tại sao nhiều người mất mạng oan uổng sau khi chuyền nước, lí do là…

Sớm thấy các biểu hiện như sốt cao, mệt mỏi, nhiều người nghĩ ngay đến việc truyền dịch mà không lường hết được rủi ro, thậm chí là mất mạng. Cùng chia sẻ bài viết để bảo vệ tính mạng cho bạn và người thân xung quanh nhé!

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Gần đây các báo liên tục đưa tin về vụ phụ nữ còn rất trẻ đã mất mạng oan uổng. Theo chia sẻ của anh Vũ Thanh Vân (sinh năm 1987, chồng của chị P.), sáng 27/8 chị P. có dấu hiệu mệt mỏi nên đã đến phòng khám tư nhân Phủ Lỗ (Sóc Sơn) để kiểm tra sức khỏe. Tại đây, chị P. được các y bác sĩ thực hiện các xét nghiệm cần thiết, chẩn đoán sốt virus và tiến hành truyền nước.

suckhoe-c8fa5
Cần lưu ý khi truyền dịch

Sau khi truyền nước về, vợ anh Vân có biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng. Quá lo lắng cho sức khỏe vợ, sáng ngày 28/8, anh Vân tiếp tục đưa vợ ra phòng khám và được nhân viên truyền 1 chai nước nữa. Sau khi truyền xong, chị P. có biểu hiện sức khỏe xấu đi, huyết áp tụt xuống quá thấp nên được nhân viên phòng khám giới thiệu đưa đến Bệnh viện Bắc Thăng Long để cấp cứu.

Tại đây, sau khi được các bác sĩ thăm khám, cho thở ô xy, chuyển từ khoa sản và khoa hồi sức cấp cứu để khám lại, nhưng tình trạng chuyển biến nặng và tử vong sau khi vào viện được vài giờ đồng hồ.

Vào khoảng tháng 6 năm nay báo chí liên tục đưa tin về một thiếu nữ 20 tuổi ở TPHCM mất mạng sau khi truyền dịch. Trước đó 1 ngày U mệt mỏi nên đã được phụ huynh chở đến một phòng khám gần nhà để kiểm tra sức khỏe. Tại phòng khám này, nhân viên y tế chỉ nhìn qua loa rồi truyền nước luôn cho bệnh nhân. Chỉ sau ít phút, em U có biểu hiện co giật, sau đó tử vong trên đường đi cấp cứu. Nhưng ít phút sau đó cô đã qua đời.

Nạn nhân khác là ông Chu Đình Thành (43 tuổi, trú xã Ngọc Phụng, Thường Xuân, Thanh Hóa). Thấy người mệt mỏi, ông đã đến một phòng khám tư gần nhà. Truyền gần hết 2 chai nước, ông Thành rơi vào tình trạng hôn mê và tử vong sau khoảng 20 phút.

Ngày 18/8, đại diện Sở Y tế Thanh Hóa cho biết, nạn nhân tử vong do sốc phản vệ trong quá trình truyền nước. Kết quả giải phẫu tử thi ghi nhận, trong phổi nạn nhân có rất nhiều nước.

Những trường hợp gặp tai nạn bất ngờ như ông Thành không phải là hiếm. Tại Bình Định, một nữ y tá thôn bản truyền chung bình dung dịch cho 2 trẻ khiến cả hai tử vong vì sốc phản vệ. Lý do hai trẻ đi khám là bị sốt.

Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP HCM, từng tiếp nhận một trẻ mắc sốt xuất huyết bị phù phổi do truyền dịch quá nhiều. Thấy bé sốt kéo dài, người nhà đưa đến một cơ sở y tế gần nhà để điều trị. Bệnh nhân được truyền nước biển 3 ngày liền, đến chai thứ 9 thì bé trở nặng. Rất may các bác sĩ đã cứu được.

Theo các bác sĩ, tỷ lệ người bị sốc do truyền dịch không cao nhưng vẫn có thể xảy ra. Nguyên nhân dịch truyền dù là đường glucose thì vẫn thành chất lạ với cơ thể. Phản ứng phản vệ sau tiếp xúc vật lạ có thể xảy ra tức thì, trong một vài giây hoặc vài giờ. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh rất dễ tử vong.

PGS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), khẳng định dịch truyền chỉ phát huy tác dụng khi đúng chỉ định. Đó là những trường hợp sốt quá cao, nôn quá nhiều gây mất nước, đi ngoài mất nước; người bệnh không thể ăn, uống được. Lạm dụng việc truyền dịch khi không có chỉ định của bác sĩ rất nguy hiểm, hại nhiều hơn lợi.

“Việc một số người cứ thấy sốt, mệt mỏi do sốt virus lập tức nghĩ đến truyền dịch là quan niệm sai lầm. Chưa ai chứng minh việc truyền dịch có thể hạ sốt. Hơn nữa, người đang mệt mà đi truyền rất nguy hiểm, có người chết chỉ vì truyền dịch. Thậm chí, ngay cả khi truyền dịch đúng chỉ định, bệnh nhân vẫn có thể gặp một số nguy hiểm như bị phù, đau sưng, viêm tĩnh mạch, rét run, mặt tái nhợt, vã mồ hôi, khó thở, đau ngực”, ông Dũng nói.

Ông Dũng chia sẻ, bệnh nhân viêm phổi thường không được truyền dịch. Thậm chí, khi bị mất nước, bác sĩ vẫn khuyên uống nước bồi phụ hơn là truyền dịch. Trường hợp bắt buộc phải truyền, bác sĩ cần tính toán kỹ lượng truyền chứ không thể truyền bừa bãi.

Khi nào các chị muốn truyền dịch nhất định phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý thích truyền thì truyền sẽ dẫn đến những hiểm họa nguy hiểm mất mạng như chơi.

Các tình huống cần truyền dịch

Dịch truyền sẽ là liều thuốc hiệu quả khi được dùng đúng bệnh, đúng lúc, đúng liều. Việc lạm dụng dịch truyền hoặc dùng sai chỉ định có thể dẫn đến nhiều tai biến. Người bệnh cần được truyền dịch trong các tình huống sau:

w620h405f1c1filesarticles20131071127t78
Truyền dịch cũng cần đúng lúc, với từng trường hợp

Bồi hoàn thể tích dịch cho cơ thể bị mất như khi sốt cao, ói mửa, tiêu chảy, bỏng, chấn thương gây chảy máu…

Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể khi người bệnh không ăn uống được, suy kiệt, hôn mê, phẫu thuật đường ruột…

Mượn đường truyền dịch để pha loãng thuốc đưa vào cơ thể từ từ, vì có một số loại thuốc không thể tiêm thẳng và nhanh vào mạch máu.

Bồi hoàn các chất điện giải như natri, kali, canxi, clor… Các chất này thường được phát hiện thiếu hụt khi làm xét nghiệm máu.

Các tai biến khi truyền dịch

Dù truyền dịch có đúng chỉ định hay không vẫn có thể xảy ra tai biến. Bao gồm:

Run tiêm truyền và sốc. Đang truyền dịch đột nhiên lạnh run, sốt, toát mồ hôi… Nặng hơn sẽ làm tụt huyết áp, hôn mê, ngưng tim ngưng thở và tử vong

Nhiễm trùng. Nếu không sát trùng kỹ nơi tiêm truyền, các thao tác không đảm bảo vô trùng có thể gây ra nhiễm trùng tại chỗ, viêm tĩnh mạch, sưng phù do lệch kim khỏi tĩnh mạch. Nếu vi trùng lan vào máu sẽ gây nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Nếu sử dụng kim, ống chích, dây truyền cho nhiều người có thể làm lây bệnh viêm gan siêu vi B,C, nhiễm HIV, sốt rét…

Quá tải thể tích. Khi truyền dịch với số lượng lớn hoặc truyền với tốc độ quá nhanh sẽ làm quá sức chịu đựng của tim và phổi, dẫn đến mệt, khó thở, suy tim và phù phổi cấp. Tai biến này rất dễ xảy ra trên các đối tượng như bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh tim, suy thận, trẻ em…

Tắc khí. Hết dịch truyền mà không biết hoặc để bóng khí lọt vào mạch máu có thể gây thuyên tắc khí. Nếu nặng có thể gây chết người.

Rối loạn thừa. Việc truyền không đúng loại dịch truyền sẽ gây rối loạn thừa các chất có trong dịch truyền, làm cơ thể mất quân bình.

Việc truyền dịch chỉ an toàn khi có chỉ định của bác sĩ, để xác định cơ thể bệnh nhân đang trong tình trạng như thế nào và cần những loại dịch truyền gì. Cần tuân thủ tuyệt đối các quy định trong truyền dịch về tốc độ, thời gian, số lượng, dụng cụ phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối.

Ngoài ra, nơi truyền dịch phải có đủ các điều kiện xử lý chống sốc để phòng sự cố. Người truyền dịch phải có trình độ chuyên môn. Điều quan trọng là người bệnh phải được theo dõi thật sát trong suốt quá trình truyền dịch, để khi xảy ra tai biến hay biến chứng sẽ được xử trí cấp cứu kịp thời.

Related Posts

Chàng trai 28 tuổi mắc 16 căn bệnh do ăn nhiều mì tôm và thức khuya

Thêm một lời cảnh tỉnh nữa dành cho giới trẻ thường xuyên thức khuya và ăn thức ăn nhanh.Thank you for reading this post, don’t forget to…

Bé gái 4 tuổi mất thị lực, suýt mù lòa vì bố mẹ chiều, thường cho xem điện thoại hàng giờ

Đã có rất nhiều câu chuyện về tác hại của việc sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng… đối với trẻ nhỏ nhưng dường như…

101 mẹo dân gian nuôi con dễ ăn, dễ ngủ từ trong trứng cho đến tuổi thôi nôi

Với những mẹo nhỏ dưới đây đảm bảo các mẹ sẽ vô cùng nhàn khi nuôi con nhỏ.Thank you for reading this post, don’t forget to subscribe!…

9 lợi ích bất ngờ của cà phê với sức khỏe đã được kiểm chứng

Theo các nhà khoa học, uống cà phê điều độ không gây hại sức khỏe mà còn có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời.Thank you…

Không ngờ rằng 2 điểm này trên tay lại có thể chữa khỏi chứng đau vai gáy kinh niên, thật đáng tiếc rất nhiều người không biết

Đau vai gáy là bệnh thường gặp ở người cao tuổi và hiện nay gặp cả ở người trẻ, nhất là những nhân viên văn phòng do…

Chuyên gia cảnh báo: Tuyệt đối không được bỏ qua 8 dấu hiệu sau của mắt, nếu không “lăn đùng ra đó” lại hối không kịp

Mắt mờ hoặc chảy nước mắt không rõ lý do có thể là những dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về gan,…