Việc thường xuyên ‘thả rông’ vòng một tuy mang lại cho phái đẹp cảm giác thoải mái, dễ chịu tức thời nhưng có thể gây ra những ảnh hưởng Nguy cơ ít biết về bộ ngực được ‘thả rông’ thường xuyên
Không ít phụ nữ có thói quen “thả rông” vòng một bất cứ khi nào có thể để giải phóng “núi đôi” khỏi chiếc áo lót bó sát khó chịu. Việc này gần như vô hại đối với những chị em có vòng 1 khiêm tốn, nhưng với những người ngực “khủng” thì thói quen này sẽ gây ra nhiều hậu quả không mong muốn mà chị em không hề hay biết.
Ngực có thể dao động đến 15cm khi chúng ta chạy nhảy
Ở phái đẹp, hầu hết mọi hoạt động vận động của cơ thể đều kéo theo sự chuyển động, rung lắc của bộ ngực. Khi chị em chạy bộ mà không dùng áo nịt ngực thì trong mỗi bước bạn chạy, “núi đôi” cũng “đi bộ” được một quãng đường dài trung bình 9cm theo các chiều ngang – dọc và chuyển động hình số 8.
Thậm chí, với những người ngực quá cỡ thì khi chạy nhảy, ngực của họ có thể di chuyển đến 15cm trong mỗi sải chân. Bởi vậy, các nữ vận động viên marathon rất hay bị đau ngực nếu không bảo vệ đúng cách. Một nghiên cứu được thực hiện trên 1.285 vận động viên marathon nữ cho thấy, khoảng 1/3 số người trong nhóm này vẫn thường xuyên gặp cảm giác khó chịu, đau vùng ngực dù đã mặc áo nịt ngực thể thao.
Biên độ dao động của hai bên ngực mỗi người cũng khác nhau, tùy theo mức độ chênh lệch của hai bên “núi đôi” và tư thế đi đứng của từng người, nhưng đều tăng dần theo độ tuổi do làn da bị lão hóa, độ đàn hồi của da giảm dần.
Trong một nghiên cứu của giảng viên và sinh viên Đại học Portsmouth (Anh), hai nhóm phụ nữ ở độ tuổi 18 – 25 và 45 – 65 đã được theo dõi chuyển động của bầu ngực khi họ chạy bộ bằng các thiết bị cảm biến và phần mềm phân tích 3D. Kết quả cho thấy, trong khi ngực của phụ nữ trẻ chủ yếu là di chuyển theo chiều lên – xuống, thì ngực của phụ nữ trung niên và cao tuổi di chuyển mạnh hơn hẳn và “văng” theo tất cả các hướng.
Ngay cả trong các bài tập nhẹ nhàng của bộ môn yoga, bầu ngực cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, đặc biệt là trong các động tác úp người (ngực hướng thẳng xuống sàn) hay trồng chuối (bầu ngực chảy về phía gần xương quai xanh)…
Mức độ chảy xệ ngực tăng dần theo độ tuổi
Xét về cấu tạo bên trong, bầu ngực được nâng đỡ bởi hệ thống cơ và dây chằng cố định kết nối với nhau như hình mạng nhện chạy từ chân ngực đến đầu nhũ hoa. Những dây chằng này cũng chịu nhiều tác động từ sự vận động của cơ thể và quá trình lão hóa. Ở người già, độ dài dây chằng có thể lên tới 15cm, và đầu nhũ hoa ngày càng trễ xuống thấp.
Trên thực tế, quá trình chảy xệ của đầu nhũ hoa thực chất không chỉ xảy ra ở người trung niên, người già mà đã bắt đầu ở ngay từ độ tuổi mới lớn, chia làm 3 mốc chính.
Trước tuổi dậy thì, khi vòng 1 của bé gái chưa phát triển thì đầu nhũ hoa ở vị trí cao nhất, giống như các bạn trai cùng lứa. Từ khi dậy thì cho đến độ tuổi 30, do khối lượng bầu ngực tăng dần kèm theo nhiều tác động bên ngoài và ảnh hưởng của quá trình sinh nở, trung bình đầu nhũ hoa sẽ trễ thấp xuống chừng 1 – 2cm. Và ở thời kỳ mãn kinh, vị trí nhũ hoa lại tiếp tục chảy xuống thêm 1 – 2cm nữa, với đầu nhũ hoa có hướng trỏ xuống.
Thực chất, không có phương thuốc nào ngăn chặn được quá trình này. Chị em chỉ có thể nhờ đến “dao kéo” để thay đổi, hoặc cố gắng phòng tránh bằng các biện pháp bảo vệ, nâng đỡ đúng cách ngay từ khi còn trẻ.
Ngực mướp sẽ “sập xệ” nhanh chóng hơn
So với các bộ phận khác trên cơ thể phụ nữ, ngực là nơi chịu nhiều tác động của lực hấp dẫn nhất bởi hai bầu ngực nhô hẳn ra ngoài khung xương và không có gì nâng đỡ. Khối lượng trung bình của hai bầu ngực phụ nữ cũng không hề nhỏ, rơi vào khoảng 1 – 1,3kg. Bởi vậy, nếu không có sự hỗ trợ đắc lực của các loại áo nịt ngực, chúng sẽ “xuống cấp” nhanh chóng, kể cả ở những phụ nữ có thể săn chắc.