Qua các phương tiện truyền thông chúng ta biết đến các loại ký sinh trùng gây bệnh sống trong cơ thể người. Thế nhưng nếu như không xem bài viết này chắc hẳn bạn sẽ không tưởng tượng hết được mức độ đáng sợ của chúng đâu.
Ăn chín uống sôi là điều kiện hàng đầu để phòng tránh các bệnh tật. Thế nhưng để tuân thủ theo tất cả lời khuyến cáo của bác sĩ thì vẫn khó lòng mà thực hiện được. Bởi những món ăn quen thuộc này có sức hấp dẫn với bất kỳ ai.
Mọi người sẽ bỏ qua nguyên nhân hàng đầu đưa các loại ký sinh này vào cơ thể. Dưới đây chính là 5 loại thức ăn dễ dàng đưa ký sinh trùng theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe.
1. Thịt bò tái, bít tết
Chúng ta vẫn hồn nhiên đưa lên miệng những miếng thịt bên trong còn nguyên máu đỏ với những món tái, bít tết và đồ nướng sơ qua. Ai cũng biết, chế biến thịt bò quá kĩ sẽ dai và mất đi vị ngọt. Nhưng lựa chọn lối ăn kiểu Âu này thì lại đáng nghi ngại cho sức khỏe hơn rất nhiều.
Theo các chuyên gia sức khỏe, thịt bò tái thường chứa ký sinh trùng sán dây màu trắng đục, thân dẹt phẳng, nhiều đốt có chiều dài từ 4-8m ở con trưởng thành. Tác hại của chúng thì không cần bàn cãi, với biểu hiện là bị đầy bụng, đau vùng rốn, dần dần thấy yếu mệt, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, hạ huyết áp và thiếu máu.
2. Gỏi cá
Lối ăn cá sống kiểu Nhật gần như là một dạng định nghĩa cho “sành điệu”. Hương vị đặc biệt, tươi ngon khiến những món như sashimi, sushi, gỏi cá vô cùng được ưa chuộng. Thế nhưng ăn kiểu này chính là “miếng mồi ngon” cho sán lá gan.
Sán lá gan ký sinh trong cá sẽ mau chóng đi vào cơ thể và trú ngụ ở gan và mật. Cơ thể sán lá gan hình lá, dẹp, dài 2 – 5 cm, màu đỏ máu, là loài lưỡng tính. Chúng sinh sôi với tốc độ chóng mặt, và triệu chứng khi nhiễm sán là gan là đau nhức, đầy hơi đi kèm với đau bụng, gan sưng to.
3. Lươn
Cũng như gỏi cá kể trên, lươn cũng là một trong số những nghi phạm giúp đưa ký sinh trùng vào cơ thể. Với những món lẩu nhúng lươn, thịt chưa chín kỹ thì không khác nào mời các loại ký sinh “nguy hại” này vào người.
Sống ở trong những vụng nước đọng, ao tù, tỷ lệ nhiễm trùng của lươn lên đến 50% đặc biệt là ấu trùng giun tròn. Loại ấu trùng này sau khi vào cơ thể sẽ tấn công vùng mắt gây mù lòa.
4. Tôm hùm
Tôm hùm sống trong vùng nước bị ô nhiễm cùng với các loại ký sinh phát triến mạnh bám chắc vào thành trong vỏ tôm là nguyên nhân chính khiến chúng ta nên cẩn trọng với loại thức ăn này.
Các món hấp, nướng chưa đủ chín sẽ khiến sán lá phổi được đưa vào cơ thể. Triệu chứng khi nhiễm sán là phổi là ho, đau ngực, ho ra máu, nghiêm trọng hơn có thể gây chảy máu vùng phổi.
Sán lá phổi thường tấn công vùng phổi nhưng cũng có thể xâm nhập và làm tổn thương màng não, gây đau đầu dữ dội, làm teo dây thần kinh mắt, liệt nhẹ tay chân hoặc rối loạn tâm thần.
5. Ốc
Ốc là món ăn dân dã được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, sống ở trong những vùng bùn lầy, rất khó để biết được rằng chúng có mang mầm bệnh hay không. Đặc biệt là khi luộc ốc không chín hoặc luộc sơ rồi ăn.
Ký sinh trùng giun ống tròn có hình ống, tròn, dài từ vài milimét đến vài chục centimét, đối xứng hai bên. Chúng thường có màu trắng đục, có một ống tiêu hóa trọn vẹn. Thân giun được bọc bên ngoài bởi lớp vỏ hyaline. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng có thể xâm nhập vào não gây viêm màng não.
Không thể nào loại bỏ hết các loại ký sinh sống trong thực phẩm được, thế nhưng thay vì đợi “mắc bệnh mới tìm thầy thuốc” thì hãy loại bỏ ngay thói quen có thể gây nguy hại cho sức khỏe bản thân và gia đình ngay hôm nay.
Các chuyên gia cảnh báo về nguy cơ mắc bệnh ở góc độ sức khỏe giúp bạn phòng tránh, chứ không phải gây hoang mang cho những thực khách của những món ăn này.
Theo Feedy