Những “thủ phạm” có thể làm hại trẻ ngay trong trường học.

Trẻ nhỏ đến trường có nguy cơ mắc nhiều bệnh tiếp xúc với nhiều bạn bè và cha mẹ cũng không kiểm soát được thói quen ăn uống, vệ sinh của con…

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Những nguy cơ đe dọa trẻ từ trường lớp không hợp vệ sinh

Có rất nguyên nhân khiến trẻ đi học có khả năng mắc bệnh cao hơn, điển hình là từ chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo, trường lớp không sạch, nhà vệ sinh không sạch khuẩn…

Chúng ta đều biết nhà vệ sinh trường học là nơi chứa nhiều dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước, hoặc phân của trẻ bị nhiễm bệnh. Việc sử dụng chung nhà vệ sinh như vậy là một trong những con đường làm lây lan bệnh cho trẻ lành nếu như trẻ không biết cách phòng tránh. Những bệnh mà trẻ có nhiều nguy cơ mắc phải từ môi trường học đường chủ yếu là bệnh Tay chân miệng, Tiêu chảy và các bệnh đường hô hấp.

nhung-thu-pham-co-the-lam-hai-tre-ngay-trong-truong-hoc-nhung-thu-pham-hai-tre-trong-truong-hoc-1-1476413001-width500height334
Trẻ em rất dễ bị lây bệnh của nhau khi ở trường

Hơn nữa, nếu trẻ nhiễm bệnh khi không vệ sinh tay chân sạch sẽ, sau đó cầm nắm vào bồn cầu, khóa giật nước, tay nắm cửa… của những nhà vệ sinh hoặc sách vở, bàn ghế… thì đã trực tiếp làm cho vi khuẩn, virus gây bệnh di chuyển sang nhứng bề mặt này. Và khi trẻ khỏe mạnh tiếp xúc các vật dụng và bề mặt có chứa mầm bệnh, sau đó lại đưa tay lên mắt mũi miệng… thì chính là đã tạo cơ hội cho virus xâm nhập và cơ thể và mắc bệnh. Điều này cực kì nguy hiểm bởi nó đã góp phần làm cho số trẻ trong trường mắc bệnh cao hơn và làm cho dịch bệnh bùng phát nhanh.

Ngoài những mối nguy hiểm nói trên, trẻ đến trường hoàn toàn có thể mắc bệnh do chính những thói quen hàng ngày của trẻ mà cha mẹ không kiểm soát được. Khi không có cha mẹ ở bên nhắc nhở, trẻ có thể vô tư làm những việc như mút tay, ngoáy mũi, cắn móng tay, dụi mắt, bốc thức ăn,… Thế nhưng, không phải trẻ nào cũng có thói quen rửa tay ở trường nên khả năng trẻ mắc bệnh do lây nhiễm virus, vi khuẩn từ tay qua miệng vào cơ thể là rất cao.

Đồng thời nếu không may trẻ ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh ở trường thì sẽ càng làm tăng nguy cơ nguy cơ mắc các bệnh phổ biến như bệnh đường tiêu hóa, viêm đường hô hấp cấp, bệnh cúm, bệnh tay chân miệng, bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus… ở trẻ.

nhung-thu-pham-co-the-lam-hai-tre-ngay-trong-truong-hoc-nhung-thu-pham-hai-tre-trong-truong-hoc-2-1476413001-width500height340
Đồ ăn không được vệ sinh làm trẻ dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa

Làm gì để bảo đảm an toàn cho trẻ khi ở trường?

Để phòng bệnh và đảm bảo cho trẻ đến trường khỏe mạnh, gia đình và nhà trường cần có sự phối kết hợp với nhau trong việc đảm bảo môi trường vệ sinh cũng như giáo dục ý thức bảo vệ bản thân của trẻ.

Về phía nhà trường:

Điều quan trong nhất ở trường học là giữ gìn vệ sinh chung, từ nhà vệ sinh tới phòng học, phòng thể dục, nhà ăn… Với phòng vệ sinh trường học – nơi ẩn náu của nhiều loại vi khuẩn nhất, nhà trường nên sử dụng các sản phẩm cọ rửa chuyên dụng, có khả năng diệt sạch hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh để ngăn ngừa dịch bệnh lây nhiễm.

Các thầy cô giáo phải tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca dịch bệnh, phối hợp xử lý kịp thời, triệt để không để bùng phát thành dịch lớn; Tổ chức tốt hoạt động cấp cứu, điều trị kịp thời cho trẻ mắc bệnh.

Để đảm bảo sức khỏe trong nhà trường, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo nhà trường cần phối hợp với ngành y tế để tăng cường hoạt động truyền thông giáo dục kiến thức, thay đổi hành vi, đồng thời tổ chức khám sức khỏe cho học sinh, hằng năm nhằm phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, tránh lây lan trong cộng đồng.

nhung-thu-pham-co-the-lam-hai-tre-ngay-trong-truong-hoc-nhung-thu-pham-hai-tre-trong-truong-hoc-3-1476413001-width500height333
Nhà trường kết hợp với gia đình dạy cho trẻ những thói quen tốt

Về phía gia đình

Để phòng tránh bệnh cho con trong học đường cha mẹ nên hướng dẫn các con cách bảo vệ mình và bảo vệ môi trường xung quanh bằng những thói quen đơn giản như che miệng khi ngáp, hắt hơi vào khuỷu tay thay vì bàn tay để tránh lây vi khuẩn cho người khác qua bàn tay… trước và sau khi đi vệ sinh cần rửa tay với xà phòng diệt khuẩn.

Ngoài ra, phụ huynh cần phối kết hợp với nhà trường trong việc khám sức khỏe định kỳ cho học sinh nhằm phân loại sức khỏe cho các học sinh là rất quan trọng. Đây không phải khám để điều trị, mà khám để nhằm mục đích phát hiện ra các căn bệnh như: tật khúc xạ, tai mũi họng, rối nhiễm tâm trí…

Nếu trẻ có biểu hiện bị bệnh, cha mẹ cần theo dõi và cho đi khám để nắm được chính xác bệnh trẻ mắc phải. Nếu là bệnh lây nhiễm thì cần cho trẻ nghỉ học để cách ly, không làm lây bệnh sang các trẻ khác, dẫn đến phát dịch trong cộng đồng.

Theo Khám Phá

Related Posts

Chàng trai 28 tuổi mắc 16 căn bệnh do ăn nhiều mì tôm và thức khuya

Thêm một lời cảnh tỉnh nữa dành cho giới trẻ thường xuyên thức khuya và ăn thức ăn nhanh.Thank you for reading this post, don’t forget to…

Bé gái 4 tuổi mất thị lực, suýt mù lòa vì bố mẹ chiều, thường cho xem điện thoại hàng giờ

Đã có rất nhiều câu chuyện về tác hại của việc sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng… đối với trẻ nhỏ nhưng dường như…

101 mẹo dân gian nuôi con dễ ăn, dễ ngủ từ trong trứng cho đến tuổi thôi nôi

Với những mẹo nhỏ dưới đây đảm bảo các mẹ sẽ vô cùng nhàn khi nuôi con nhỏ.Thank you for reading this post, don’t forget to subscribe!…

9 lợi ích bất ngờ của cà phê với sức khỏe đã được kiểm chứng

Theo các nhà khoa học, uống cà phê điều độ không gây hại sức khỏe mà còn có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời.Thank you…

Không ngờ rằng 2 điểm này trên tay lại có thể chữa khỏi chứng đau vai gáy kinh niên, thật đáng tiếc rất nhiều người không biết

Đau vai gáy là bệnh thường gặp ở người cao tuổi và hiện nay gặp cả ở người trẻ, nhất là những nhân viên văn phòng do…

Chuyên gia cảnh báo: Tuyệt đối không được bỏ qua 8 dấu hiệu sau của mắt, nếu không “lăn đùng ra đó” lại hối không kịp

Mắt mờ hoặc chảy nước mắt không rõ lý do có thể là những dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về gan,…