Ra ngoài chợ, giá sạch, “giá bẩn” nhập nhoạng lắm. Đọc ngay đi các mẹ nhé!
Giá đỗ là món ăn bổ dưỡng. Giá đỗ sạch có rễ dài, thân mảnh. Trong khi chỉ cần chút hóa chất là đã có giá đỗ đẹp bóng bẩy. Dưới đây là những dấu hiệu đơn giản để phân biệt giá đỗ sạch với giá đỗ ngâm hóa chất.
Dựa vào hình dáng giá đỗ
Giá đỗ ngâm hóa chất kích thích tăng trưởng nhìn béo, mập và hấp dẫn nhưng lại bị giòn, dễ bị đứt vụn.
Trái lại với bề ngoài bóng bẩy của giá đỗ ngâm hóa chất, giá đỗ sạch không chất kích thích thường gầy hơn, thân giá giòn nhưng khó gẫy hơn và có vẻ ngoài không bắt mắt.
Dựa vào kích thước giá đỗ
Loại giá đỗ sạch chỉ ngắn bằng một nửa loại giá đỗ dùng hóa chất kích thích tăng trưởng.
Nhận biết qua rễ giá đỗ
Giá đỗ sạch có dễ dài vì phải hút nước. Trong khi, loại giá đỗ có hóa chất kích thích có rễ rất ngắn hoặc không có rễ. Nguyên nhân là do ở trong nước có chứa thuốc nên khi ngâm đỗ thì tất cả các bộ phận của giá đều hút nước, dẫn đến rễ giá bị tiêu biến hoặc ít phát triển.
Dựa vào phần lá của giá đỗ
Nếu giá đỗ có phần lá mở ra hoặc nhìn từ ngoài sẽ thấy mầm lá hơi nhú màu vàng hay màu xanh thì đó là giá đỗ sạch. Đôi khi các bà nội trợ chưa có nhiều kinh nghiệm phân biệt giá đỗ sạch sẽ thấy “hàng sạch” khó ưa mắt. Còn giá đỗ ngâm hóa chất, trên thân giá chỉ có hai hạt mầm đóng chặt lại với nhau nhìn có vẻ “đẹp” hơn.
Dựa vào màu sắc giá đỗ
Nhìn về màu sắc sẽ thấy, giá ngâm thuốc có màu trắng muốt, hơi trong, đẹp mắt còn loại giá sạch thông thường có màu nghiêng về trắng sữa.
Cảm nhận khi ăn giá đỗ
Khi xào nấu, giá đỗ chứa hóa chất bị ra nước nhiều, và khi ăn thường không có mùi thơm của đỗ. Khi xào giá sạch thường không bị ra nước và khi ăn có vị thơm của đỗ.
Nếu dùng giá đỗ như rau sống thì khi ăn, giá đỗ sạch sẽ cho vị thanh mát và ngọt tự nhiên, sợi giá đặc và có nhiều nước. Giá ngâm hóa chất có thân bị xốp, nên ít nước hơn, không thơm và ngọt bằng giá đỗ sạch.
Nguồn Tâm sự gia đình