Suy thận được mệnh danh là “sát thủ giết người” thầm lặng. Nhiều người chỉ phát hiện bệnh khi đã bị suy thận giai đoạn cuối. Rất may nhờ để ý một thay đổi nhỏ ở chân mà tôi đã phát hiện kịp và chữa khỏi căn bệnh chết người này.
Hôm trước tôi có đi làm móng chân ở một tiệm uốn tóc gần nhà. Khi vừa đưa bàn chân lên cho người thợ cắt da, cô thợ bảo: “Chị ơi, sao em thấy chân chị lạ lắm giống như bị phù nề ấy”. Thôi chết rồi chẳng lẽ tôi bị bệnh gì nghiêm trọng. Nhớ lại một tháng gần đây tôi có dấu hiệu đi tiểu lắc nhắc vào ban đêm, và hiện tượng này ngày càng nhiều hơn.
Thấy lo lo, hôm sau tôi xin nghỉ làm một buổi và chạy qua Bệnh viện Bình Dân (TP. HCM) để khám và xét nghiệm nước tiểu. Bác sĩ khẳng định tôi bị suy thận cấp độ 1, may sao vẫn chữa được và không cần phải chạy thận hay ghép thận gì cả.
Bác sĩ còn bảo tôi may mắn lắm đấy, có người vì chủ quan với những triệu chứng thông thường mà đến khi phát hiện thì suy thận đã ở giai đoạn muộn và phải đi chạy thận. Chạy thận rất đắt đỏ, đâu phải ai cũng có tiền để chạy mà giữ lại mạng sống cho mình. Bác sĩ kể, có trường hợp bé mới 10 tuổi, cơ thể gầy gò nhưng tay chân phù nề nặng lắm, nhà nghèo không có tiền chạy thận, nên mới nhập viện một thời gian mà cô bé đã qua đời.
Qua kinh nghiệm này, tôi muốn chia sẻ với các bạn những triệu chứng “nhỏ mà không nhỏ” của bệnh thận để mọi người cùng cảnh giác nhé:
1. Phù nề
Phù nề là tình trạng cơ thể phồng lên và tăng cân xảy ra do giữ nước trong cơ thể. Phù nề có thể là dấu hiệu của suy thận.
2. Ít đi tiểu hoặc tiểu lắc nhắc (tiểu ít)
Tiểu khó là triệu chứng thường gặp của bệnh thận.
Nếu đi tiểu ít hơn bình thường, ví dụ, chỉ 1-2 lần/ngày, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra thận.
3. Mệt mỏi mãn tính
Nếu thường xuyên cảm thấy rất lờ đờ, mệt mỏi không rõ lý do thì cũng có thể bạn đã bị suy thận.
4. Ăn không ngon
Nhiều trường hợp thấy chán ăn và buồn nôn liên tục, mọi người thường cho rằng mình gặp vấn đề tiêu hóa. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của suy thận.
5. Giảm chức năng não
Nếu không thể tập trung suy nghĩ, trí nhớ kém, tâm trạng thất thường… bạn nên kiểm tra thận vì suy thận có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não.
6. Huyết áp cao
Nếu đột nhiên bị triệu chứng huyết áp cao, bạn cũng nên đi kiểm tra thận vì suy thận ảnh hưởng đến lưu lượng máu.
7. Đánh trống ngực
Có nhiều nguyên nhân gây suy thận, ở nước ta trước đây chủ yếu là do viêm cầu thận nhưng nay lại do các bệnh chuyển hóa. Trước đây chỉ có khoảng 4-6% suy thận do tiểu đường thì nay lên đến 20%.
Bác sĩ khuyến cáo, để phòng bệnh thận, bạn cần tuân thủ 5 nguyên tắc vàng sau:
- Thường xuyên vận động
- Kiểm soát đường huyết, theo dõi huyết áp
- Chế độ ăn lành mạnh và kiểm soát cân nặng
- Uống 2 lít nước mỗi ngày
- Không hút thuốc lá
Chúc bạn luôn khỏe mạnh.