Nhà sư dạy cách thở có thể đánh thức những năng lực sâu kín của bản thân

Hệ thống huyệt đạo trong cơ thể là một tổ chức đặc biệt mà Y học Đông phương khám phá lại rất có ý nghĩa trong Khí công.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!
bi-quyet-tap-tho-cua-nguoi-xua-de-co-suc-khoe-phi-thuong-110-004138
Luyện tập khí công tâm pháp

Muốn dụng công thực hành Khí công tâm pháp này, trước hết hành giả phải có nền tảng của Thiền đạo Phật, bao gồm những công phu căn bản như ngồi đúng tư thế, giữ thân mềm mại bất động, biết rõ toàn thân, quán thân là vô thường hư ảo, thở ra thở vào theo Tứ Niệm Xứ. Nền tảng này được củng cố vài năm cho vững chắc.

Hành giả cũng phải là người biết tu dưỡng Đạo đức với tâm lý căn bản như Tôn kính Phật, từ bi thương yêu chúng sinh, khiêm hạ để tôn trọng mọi người. Nếu xuất hiện tâm lý Kiêu mạn thì lập tức phải dừng luyện tập Khí công vì tâm lý kiêu mạn sẽ kéo khí lực từ Chân âm chạy lên dữ dội và phá hư bộ não không lâu sau đó.

Kế đến, hành giả cũng phải thường xuyên gây tạo nhiều công đức bằng cách giúp đỡ mọi người trong cuộc sống. Nếu có cơ hội thì không bao giờ tiếc công tiếc của để giúp người. Ngày xưa các võ sinh Thiếu Lâm tự phải công quả gánh nước bửa củi để tạo công đức rất nhiều trước khi đi vào luyện tập chuyên sâu.

bi-quyet-tap-tho-cua-nguoi-xua-de-co-suc-khoe-phi-thuong-110-004140
Khí công

Khi vào ngồi tập Khí công, hành giả cũng bắt đầu giống như nghi thức của Thiền, tác ý khởi ba hoặc bốn tâm hạnh căn bản, dụng công theo Thiền khoảng 10 phút rồi mới bắt đầu áp dụng Khí công Tâm pháp như sau:

– Bàn tay phải để dưới bàn tay trái như thường lệ, nhưng đan chen một ngón trỏ với nhau để giữ hai bàn tay cho kỹ.

– Hai đầu ngón út chạm vào nhau và chỉa vào huyệt Đan điền (cách rốn 5 cm). Chỉ chạm nhẹ, vừa đủ, không đẩy sâu, không rời ra khỏi da. Động tác này dùng để định vị huyệt đan điền trong suốt buổi tập. Việc giữ nguyên hai ngòn tay út suốt buổi tập như vậy khiến ta có cảm giác mất công, nhưng rất cần thiết nên phải tuân thủ.

– Khi hít vào, ta cũng để cho hơi thở vào tự nhiên không can thiệp y như Thiền Tứ niệm xứ, nhưng tâm nhẹ nhàng an trú tại một điểm Đan điền. Nhờ hai ngón tay út định vị Đan điền nên ta cứ việc để tâm an trú nhẹ nhàng tại đó, khi hơi thở vào. Điều cực kỳ hệ trọng là ta chỉ an trú ngoài da chứ không được để tâm sâu vào một ly nào bên trong da thịt. Hoàn toàn ở ngoài da. Chỉ ở ngoài da. Có người sẽ thắc mắc nếu tâm như vậy thì đâu còn là công phu biết rõ toàn thân của Thiền nữa. Đúng lúc đó ta không còn hoàn toàn biết rõ toàn thân nên ý niệm kiểm sót toàn thân vẫn âm thầm tồn tại.Không lâu sau đó, khi tâm an định không còn vọng tưởng, tự nhiên cái biết toàn thân sẽ xuất hiện trở lại với trạng thái mới mẻ lạ lùng vững chắc.

– Bước thứ hai là nín thở. Nín thở khác với dừng hơi thở. Dừng hơi thở chỉ là dừng lại mà không đóng van mũi. Còn nín thở là đóng van mũi y như khi ta lặn dưới nước phải nín thở đáng van mũi để không cho nước vào phổi vậy. Khi nín thở thì tâm ta an trú nhẹ nhàng ở huyệt Hội âm. Cũng phải nhớ là chỉ để ý ngoài da, không được để tâm sâu vào da một lý nào.

Ta tập nín thở để tâm an trú Hội âm như vậy vài ba tháng cho quen rồi đổi sang phương pháp cố căn. Khi nín thở, ta cố căn một lần, hoặc hai lần, tùy khả năng mỗi người. Công phu Cố căn rất quan trọng, khiến cho não bộ ta vững mạnh lên từng ngày.

– Bước thứ ba là khi hởi thở đi ra, nhớ là để cho hơi thở ra tự nhiên, ta không được can thiệp điều khiển, khi hơi thở đang đi ra thì ta an trú tâm tại Long vỉ quan (ba đốt xương sống dưới cùng). Nhớ là cũng chỉ an trú tâm ở ngoài sát da, không được để sâu vào đốt sống.

– Nhớ là ta không được dẫn hơi thở đi, không được kéo, đẩy gồn, níu gì cả. Chỉ nhẹ nhàng đổi chỗ an trú tâm theo ba bước khác nhau vậy thôi.

Dấu hiệu để biết ta tu đúng là nguyên vùng đáy của bụng dưới ấm hẳn lên, tâm rỗng nhẹ, dê kiểm soát vọng tưởng, đi vào an định dần dần. Trong đời sống thì ta có sức khỏe hơn, trí óc minh mẫn hơn. Còn nhiều kết quả lý thú mà mỗi người chúng ta sẽ cảm nhận khi dụng công tập luyện.

Bây giờ mỗi thời ngồi thiền, ta tập Khí công tâm pháp này cũng chính là tu tập Thiền định, vì phương pháp Khí công giúp ta kiểm soát vọng tưởng hiệu quả hẳn lên, giống như ngày xưa Phật nhờ có nội lực sung mãn mà vào định dễ dàng.

Ngoài ra, trong bất cứ lúc nào rảnh rỗi, ta đều có thể tìm chỗ “dợt” năm hoặc mười lăm phút gì cũng đều rất tốt. Ta có vòng tuần hoàn hỗ tương như sau:

– Càng ngồi tập nhiều thì càng có công lực.

– Càng có công lực thì càng ngồi được nhiều.

Nếu ta ngồi ít thì ít có công lực. Và ít có công lực thì lại không ngồi được lâu. Nếu khởi điểm của ta là ít công lực nên ngồi cũng không lâu, thì ta sẽ bổ sung bằng cách là ngồi nhiều lần.

Ta sẽ tranh thủ ngồi bất cứ khi nào có dịp, dù mỗi lần ngồi như vậy chỉ được năm mười phút. Nhưng ngồi nhiều lần nên công lực tăng lên dần dần, để khi vào ngồi chính lúc tối hoặc khuya thì ta sẽ ngồi được rất lâu.

Sau vài tháng hoặc vài năm, ta đổi sang một bước cao hơn, đó là:

– Khi hơi thở vào, ta an trú tâm cả trên Khiêm quan, nghĩa là cả một đoạn cung tròn kéo từ Đan điền tới Hội âm và Long vỉ quan. Nhớ là cái cung tròn Khiêm quan đó nằm sát ngoài da, không được lún sâu vào da thịt một ly nhỏ nào.

– Khi nín thở, vẫn an trú tâm tại Khiêm quan nhưng Cố căn vài cái. Công phu Cố căn này chỉ được thực hiện khoảng 15 phút đầu thôi, sau đón nín thở không Cố căn nữa, chỉ tiếp tục an trú nhẹ nhàng tại Khiêm quan.

– Khi hơi thở ra, ta cũng chỉ an trú tâm trên Khiêm quan.

Tuy cả ba bước đều an trú tâm tại Khiêm quan, nhưng khi tâm vào định, cả thân chúng ta hiện ra rất rõ, như cái Kim tự tháp sừng sững vững chắc. Cả tâm chúng ta cũng hiện ra rỗng suốt thanh tịnh, những ý niệm bí mật sâu kín phát hiện nhanh chóng. Còn công lực thì tùy duyên phước mỗi người mà tăng tiến dần dần.

Related Posts

Chàng trai 28 tuổi mắc 16 căn bệnh do ăn nhiều mì tôm và thức khuya

Thêm một lời cảnh tỉnh nữa dành cho giới trẻ thường xuyên thức khuya và ăn thức ăn nhanh.Thank you for reading this post, don’t forget to…

Bé gái 4 tuổi mất thị lực, suýt mù lòa vì bố mẹ chiều, thường cho xem điện thoại hàng giờ

Đã có rất nhiều câu chuyện về tác hại của việc sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng… đối với trẻ nhỏ nhưng dường như…

101 mẹo dân gian nuôi con dễ ăn, dễ ngủ từ trong trứng cho đến tuổi thôi nôi

Với những mẹo nhỏ dưới đây đảm bảo các mẹ sẽ vô cùng nhàn khi nuôi con nhỏ.Thank you for reading this post, don’t forget to subscribe!…

9 lợi ích bất ngờ của cà phê với sức khỏe đã được kiểm chứng

Theo các nhà khoa học, uống cà phê điều độ không gây hại sức khỏe mà còn có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời.Thank you…

Không ngờ rằng 2 điểm này trên tay lại có thể chữa khỏi chứng đau vai gáy kinh niên, thật đáng tiếc rất nhiều người không biết

Đau vai gáy là bệnh thường gặp ở người cao tuổi và hiện nay gặp cả ở người trẻ, nhất là những nhân viên văn phòng do…

Chuyên gia cảnh báo: Tuyệt đối không được bỏ qua 8 dấu hiệu sau của mắt, nếu không “lăn đùng ra đó” lại hối không kịp

Mắt mờ hoặc chảy nước mắt không rõ lý do có thể là những dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về gan,…