Dù ba bộ phận này của lợn đều có thể dùng để chế biến thành những món ăn được nhiều người yêu thích, tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách, sức khoẻ của người ăn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
1. Gan lợn
Giống như gan người, gan lợn cũng làm nhiệm vụ lọc và thải độc tố. Trong quá trình đó, việc tồn dư chất độc hại cũng như các chất tăng trọng hay kháng sinh dùng trong quá trình chăn nuôi trong gan lợn là không thể tránh khỏi. Do đó, khi ăn gan lợn, khả năng những chất có hại trên theo gan lợn vào cơ thể người là khá cao. Nếu ăn quá nhiều gan lợn, lượng chất tồn dư đạt một mức nhất định có thể gây nguy hại đến sức khoẻ.
Không chỉ vậy, gan lợn chứa nhiều cholesterol. Cụ thể, trong 100g gan lợn đã có tới 400mg cholesterol, trong khi lượng cholesterol tối đa con người cần cung cấp cho cơ thể lại chỉ là 300mg. Vì thế, các gia đình cần cân nhắc việc ăn gan lợn đủ lượng cũng như cẩn trọng khi chế biến để hạn chế ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
2. Óc lợn
Óc lợn chứa nhiều canxi, phốt pho, sắt và nhiều khoáng chất khác. Vì vậy, óc lợn thường được xem như một món ăn bổ dưỡng.
Tuy nhiên, óc lợn lại chứa hàm lượng cholesterol Trinidad và Tobago rất cao. Một bộ óc lợn có thể chứa tới 3000mg cholesterol, cao hơn gấp 10 lần lượng cholesterol tối đa cần cung cấp cho cơ thể.
Vì vậy, các gia đình nên hạn chế ăn óc lợn quá nhiều.
3. Phổi lợn
Phổi lợn là bộ phận tích tụ nhiều độc tố nhất trong cơ thể lợn. Là cơ quan hô hấp, phổi lợn là nơi tập trung và lắng đọng nhiều bụi trong màng phổi. Không những thế, do lợn thường hít thở sát mặt đất nên trong phổi cũng có thể tích tụ các kim loại nặng, virus gây bệnh, ký sinh trùng và bụi bẩn khác.
Những chất và các loại virus này khi vào cơ thể người và tích tụ đến một lượng nhất định sẽ gây nguy hiểm tới sức khoẻ con người. Do đó, các gia đình nên tránh xa phổi lớn và hạn chế ăn những món ăn chế biến từ phổi lợn để đảm bảo sức khoẻ.
Xem thêm: Ôtô biển xanh quên đóng cửa, đập văng người đi xe máy ngã lộn nhào xuống ruộng.