Nếu thấy da bắp tay của mình thường xuyên mẩn đỏ, hãy cẩn thận

Vì có thể bạn đang mắc phải một chứng bệnh cực kỳ khó chịu.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Bạn có biết, tạo hóa đã tạo ra cơ thể của chúng ta với những cơ chế gắn bó với nhau rất mật thiết. Bất kỳ bất ổn nào xảy ra đều sẽ kéo theo những hệ lụy xa hơn và thường bộc lộ hẳn ra bên ngoài.

Có thể lấy ví dụ: da vàng đi có thể là triệu chứng của bệnh về gan, hay làn da tái nhợt cho thấy dấu hiệu sức khỏe suy giảm.

Lần này cũng vậy! Chúng ta sẽ đến với một triệu chứng tương đối phổ biến mà nhiều người vẫn đang bỏ qua. Đã bao giờ, bạn thấy cơ thể mình tự nhiên nổi lên rất nhiều vết mẩn đỏ thế này chưa?

Mẩn Đỏ
Mẩn Đỏ

Những nốt đỏ trông kinh dị như thế này ắt không phải là dấu hiệu gì tốt đẹp. Đó có thể là triệu chứng của bệnh ngoài da hoặc dị ứng. Tuy nhiên theo một số chuyên gia dinh dưỡng, những nốt đỏ này còn là dấu hiệu cho thấy bạn mắc chứng “không hấp thụ gluten” (gluten intolerance).

Gluten là gì?

Nghe cao siêu vậy thôi, chứ gluten là một chất cực kỳ quen thuộc. Đó là thành phần protein có trong lúa mì, lúa mạch và các loại ngũ cốc, có vai trò tạo nên tính đàn hồi đặc trưng của bột, giúp bột mì trở nên dẻo và sánh.

Điều này cũng có nghĩa rằng gluten có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm quen thuộc hiện nay, như bánh mì, bánh ngọt, pizza… Thậm chí nhờ vào đặc tính của nó, gluten còn được dùng làm phụ gia thực phẩm trong rất nhiều món bạn ăn mỗi ngày.

Bánh Mì
Bánh Mì

Nhưng như vậy thì có ảnh hưởng gì? Câu chuyện là gluten có thể gây ra một số triệu chứng tiêu cực đối với sức khỏe, trong đó có chứng không hấp thụ gluten.

Theo bác sĩ Amy Myers từ Trung tâm y tế ĐH Louisiana (Mỹ), có nhiều dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải chứng không hấp thụ gluten và một trong số đó là những nốt mẩn đỏ ngứa ngáy trên bắp tay.

Nguyên nhân là do nếu cơ thể không hấp thụ được, gluten sẽ tác động đến ruột, gây thương tổn thương và ngăn cản luôn quá trình hấp thụ chất béo.

Khi lượng acid béo không được hấp thụ đủ, hệ tiêu hóa có thể bị viêm, tạo cảm giác rất khó chịu. Hơn nữa, hệ miễn dịch lúc này bắt đầu hoạt động, biểu hiện qua những nốt mẩn đỏ khô, ngứa mọc lên dưới cánh tay.

Những nốt mẩn đỏ có thể là dấu hiệu của bệnh không dung nạp gluten
Những nốt mẩn đỏ có thể là dấu hiệu của bệnh không dung nạp gluten

Tất nhiên, không phải cứ nổi mẩn là chắc chắn cơ thể không dung nạp gluten. Nếu bạn dị ứng với lông chó mèo, những nốt mẩn tương tự cũng sẽ xuất hiện thôi.

Tuy nhiên, căn bệnh này còn có một số hệ lụy khác bao gồm đau dạ dày, hay chóng mặt, thường xuyên mệt mỏi, tâm trạng thay đổi thất thường, thậm chí là trầm cảm.

Ngoài ra, người không dung nạp gluten cũng thường mắc thêm chứng không dung nạp lactose – loại đường chỉ có ở trong sữa.

Vậy nên, nếu các triệu chứng này cùng lúc ập đến, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ đi khám để nhận được chẩn đoán chính xác nhất.

Không dung nạp gluten có nguy hiểm không?

Bản thân chứng không dung nạp gluten thì không nguy hiểm đến tính mạng, chỉ gây khó chịu, không thoải mái cho cơ thể mỗi khi ăn thức ăn có chứa gluten. Tuy nhiên, chứng bệnh này có thể là tiền đề cho một căn bệnh khác nguy hiểm hơn – bệnh celiac.

Bệnh celiac sẽ khiến hệ miễn dịch tác động mạnh vào ruột non, khiến cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng quan trọng
Bệnh celiac sẽ khiến hệ miễn dịch tác động mạnh vào ruột non, khiến cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng quan trọng

Đây là một chứng rối loạn tự miễn. Ai mắc phải căn bệnh này, khi ăn đồ ăn có chứa dù chỉ là một lượng vô cùng nhỏ gluten, hệ miễn dịch vẫn sẽ phản ứng dữ dội.

Ruột non là nạn nhân bị ảnh hưởng nhiều nhất, khiến cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng bị ngưng trệ. Người bệnh có thể bị sút cân, suy dinh dưỡng, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Cách chữa khỏi căn bệnh này thì rất tiếc, đến nay y học vẫn chưa có giải pháp cụ thể. Tốt hơn hết nếu thấy mình có dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để có chỉ dẫn chi tiết hơn.

Chọn sản phẩm có nhãn "gluten free" để bảo vệ bản thân nếu thấy nghi ngờ mình mắc phải căn bệnh này
Chọn sản phẩm có nhãn “gluten free” để bảo vệ bản thân nếu thấy nghi ngờ mình mắc phải căn bệnh này

Ngoài ra trong lúc đợi kết quả, cần cắt giảm lượng gluten trong khẩu phần ăn hàng ngày. Bạn sẽ buộc phải nói không với các loại thực phẩm từ bột mì, bột lúa mạch, đồ ăn chế biến… Bạn cũng có thể chú ý lựa chọn các sản phẩm có nhãn “gluten free” mỗi khi mua hàng để bảo vệ chính mình.

Theo: Webtretho

Related Posts

Chàng trai 28 tuổi mắc 16 căn bệnh do ăn nhiều mì tôm và thức khuya

Thêm một lời cảnh tỉnh nữa dành cho giới trẻ thường xuyên thức khuya và ăn thức ăn nhanh.Thank you for reading this post, don’t forget to…

Bé gái 4 tuổi mất thị lực, suýt mù lòa vì bố mẹ chiều, thường cho xem điện thoại hàng giờ

Đã có rất nhiều câu chuyện về tác hại của việc sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng… đối với trẻ nhỏ nhưng dường như…

101 mẹo dân gian nuôi con dễ ăn, dễ ngủ từ trong trứng cho đến tuổi thôi nôi

Với những mẹo nhỏ dưới đây đảm bảo các mẹ sẽ vô cùng nhàn khi nuôi con nhỏ.Thank you for reading this post, don’t forget to subscribe!…

9 lợi ích bất ngờ của cà phê với sức khỏe đã được kiểm chứng

Theo các nhà khoa học, uống cà phê điều độ không gây hại sức khỏe mà còn có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời.Thank you…

Không ngờ rằng 2 điểm này trên tay lại có thể chữa khỏi chứng đau vai gáy kinh niên, thật đáng tiếc rất nhiều người không biết

Đau vai gáy là bệnh thường gặp ở người cao tuổi và hiện nay gặp cả ở người trẻ, nhất là những nhân viên văn phòng do…

Chuyên gia cảnh báo: Tuyệt đối không được bỏ qua 8 dấu hiệu sau của mắt, nếu không “lăn đùng ra đó” lại hối không kịp

Mắt mờ hoặc chảy nước mắt không rõ lý do có thể là những dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về gan,…