Nếu không muốn bị đột tử, đừng trồng những loại cây này trong nhà

Nếu không nghiên cứu kĩ lưỡng về loại cây trồng làm cảnh, rất có thể bạn sẽ vô tình “rước độc” vào nhà.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Việc trồng vài cây cảnh trong nhà hoặc nơi làm việc để trang trí là sở thích của nhiều người, tuy nhiên các nhà sinh học cảnh báo trong số đó có các loại cây chứa độc tố gây chết người nếu vô tình ngửi lâu hoặc ăn phải. Dưới đây là danh sách 8 cây cảnh chứa độc tố mà bạn nên cân nhắc kĩ trước khi trồng trong nhà.

1. Đỗ quyên – Rhododendron occidentale

Tất cả các bộ phận của cây Đỗ quyên đều chứa chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng chóng mặt, khó thở, uể oải, chảy nước dãi, bắt đầu buồn nôn và mất cân bằng cơ thể. Chỉ một lượng từ 100-225 gram lá Đỗ quyên cũng đủ gây ngộ độc nặng cho trẻ em có trọng lượng khoảng 25kg.

20160914-061840-binh-hoa-do-quyen_zpsdbfqnpqu_600x413
Đỗ quyên có chứa chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside.
20160914-061943-hoa-do-quyen-1_600x450
Chỉ một lượng từ 100-225gr lá Đỗ quyên cũng đủ gây ngộ độc nặng cho trẻ em có trọng lượng khoảng 25kg.

2. Trúc đào – Nerium oleander

Trúc đào thuộc loài thực vật thân gỗ nhỏ và có hoa mọc quanh năm nên thường được trồng làm cảnh. Dù có vẻ ngoài rất đẹp song ít ai biết Trúc đào được xếp trong danh sách các loài cây làm cảnh có độc tố mạnh nhất. Tên oleander trong tiếng Latin ám chỉ chất độc Oleandrin có trong cây, một chất kịch độc đặc biệt nguy hiểm với loài vật và cả con người nếu tiếp xúc phải.

20160914-062431-img_5982_600x366
Có dáng đẹp và hoa nở quanh năm nên Trúc đào thường được trồng trong sân nhà.

Năm 2002, Hoa Kỳ ghi nhận 847 ca ngộ độc vì Trúc đào và 3 người trong đó đã tử vong. Trên thực tế, Việt Nam cũng từng ghi nhận một số trường hợp tử vong do tắm nước lá Trúc đào vì nghe nghe đồn rằng có thể làm đẹp da. Theo các nhà sinh học, lượng chất độc trong 100gr lá Trúc đào có thể giết chết một con ngựa lớn và trẻ em nếu nhai phải dù chỉ một lá Trúc đào cũng có thể dẫn đến tử vong. Triệu chứng chính khi bị ngộ độc Trúc đào là buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim.

20160914-062439-oleanders-262986_960_720_600x450
Trẻ em nếu nhai phải dù chỉ một lá Trúc đào cũng có thể dẫn đến tử vong.

3. Vạn niên thanh – chi Aglaonema

Nhiều loại cây Vạn niên thanh do có lá đẹp nên được lai tạo để làm cây cảnh trong nhà. Tuy nhiên, loại cây này lại chứa chất kịch độc Calcium Oxalate trong thân, lá. Trẻ nhỏ và động vật nếu vô tình ăn phải, nhẹ thì bị tê môi, ngứa họng, còn nặng thì có thể dẫn đến ngộ độc. Ngoài ra, còn một loại cây có độc tố tương tự Vạn niên thanh là Môn trường sinh (chi Dieffenbachia) mà bạn cần cân nhắc trước khi đưa về nhà. Y học hiện nay đã ghi nhận một ca ngộ độc Vạn niên thanh phải can thiệp bằng phẫu thuật vào năm 2005.

20160914-062616-1_600x505
Tuyệt đối không nên trồng Vạn niên thanh trong nhà bởi thân lá của chúng có chứa chất kịch độc Calcium Oxalate.
20160914-062747-cay-mon-truong-sinh-11_600x600
Môn trường sinh (chi Dieffenbachia) cũng chứa chất độc tương tự Vạn niên thanh.

4. Cẩm tú cầu – Hydrangea macrophylla

Cẩm tú cầu còn được gọi là cây Bát tiên và có nguồn gốc từ Nhật Bản. Tùy thuộc vào nồng độ axit trong đất trồng mà loài hoa này sẽ có nhiều màu sắc sặc sỡ khác nhau. Hoa Cẩm tú cầu tuy rất đẹp nhưng độc không kém bởi chất Hydrangine có trong lá và củ. Chất này khi hít phải quá nhiều có khả năng gây rối loạn hô hấp, buồn nôn, tiêu chảy.

20160914-063109-ctc_555x555
Hoa Cẩm tú cầu có nhiều màu sắc sặc sỡ nên thường được trồng để trang trí trong nhà và ngoài sân vườn.
20160914-063153-01168-ajisai2b8_600x399
Lá và củ Cẩm tú cầu chứa độc tố cực kì nguy hiểm.

5. Huỳnh liên – Cascabela thevetia/Thevetia peruviana

Cây Huỳnh liên thuộc họ Trúc đào, có xuất xứ từ Trung Mỹ, hoa Huỳnh liên có màu vàng hoặc vàng cam rất đẹp nên thường được trồng làm cảnh trong nhà, tuy nhiên, toàn bộ cây Huỳnh liên đều chứa Cardiac Glycosides, chất kịch độc. Người bị ngộ độc Cardiac Glycosides có triệu chứng buồn nôn, chóng mặt và bị ảo giác, nghiêm trọng hơn có thể gây chết người.

20160914-063743-chau_hoa_huynh_lien_600x487
Hoa Huỳnh liên có màu vàng hoặc vàng cam rất đẹp nên thường được trồng làm cảnh trong nhà.
20160914-063748-vuonhoathang10_49_600x399
Chất độc Cardiac Glycosides trong cây Huỳnh liên có thể gây ngộ độc, thậm chí tử vong ở người.

6. Cà độc dược – Datura metel

Thuộc thực vật thân thảo, Cà độc dược có thân và cành non màu xanh lục hoặc tím với nhiều lông to. Quả cà hình cầu với mặt ngoài có nhiều gai mềm, chứa nhiều hạt màu vàng. Tiếp xúc qua da với bất kì vị trí nào trên cây đều có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa, chóng mặt, nhức đầu do độc tính của chất Ancaloit. Khi bị ngộ độc Ancaloit, nạn nhân sẽ bị giãn đồng tử, mờ mắt, tim đập nhanh, giãn phế quản, môi miệng khô. Nếu không kịp xử lí, chất độc tác động vào hệ thần kinh trung ương có thể gây tử vong do hôn mê.

20160914-064122-ca_600x601
Cà độc dược thuộc thực vật thân thảo, có thân và cành non màu xanh lục với nhiều lông to.
20160914-064204-ca-doc-duoc_600x471
Nếu không kịp xử lí trường hợp bị ngộ độc Cà độc dược, nạn nhân có thể bị tử vong do hôn mê dài.

7. Ngô đồng – Jatropha podagrica

Cây Ngô đồng còn có các tên gọi khác như cây Dầu lai có củ, hay Sen lục bình, thuộc họ thầu dầu và nở hoa quanh năm. Loại thực vật này có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ và được khá nhiều người Việt chuộng trồng làm cảnh. Bên cạnh việc trang trí, Ngô đồng còn được trồng để làm thuốc tẩy, trị táo bón, gây nôn, lợi sữa và trị ghẻ lở.

20160914-064702-ngo_600x401
Ngô đồng có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ và được khá nhiều người Việt chuộng trồng làm cảnh.

Tuy vậy, các nhà sinh học cảnh báo không nên trồng loại cây này trong nhà vì chúng có chứa chất độc Curcin, đặc biệt nhiều trong hạt, thân và củ. Chất độc này khi vào cơ thể người sẽ gây chóng mặt, buồn nôn. Thực tế, vào năm 2010, 9 học sinh ở Hà Tĩnh đã bị ngộ độc với những triệu chứng như đau đầu, choáng, nôn mửa… do ăn quả ngô đồng.

20160914-064800-cay5_600x450
Các nhà sinh học cảnh báo không nên trồng loại cây này trong nhà vì chúng có chứa chất độc Curcin.

8. Hồng môn – Anthurium spp

Tương tự Đỗ quyên, tất cả các bộ phận của cây Hồng môn đều có độc tố, cụ thể là chất độc Calcium oxalate và Asparagine có thể gây tử vong cho người. Việc tiếp xúc hoặc ngửi loại thực vật này trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng ngạt thở, khó chịu. Bên cạnh đó, nếu vô tình dính phải phấn hoa hoặc ăn phải loại cây này, miệng sẽ bị đau rát, sưng tấy vô cùng nguy hiểm.

20160914-065100-hoa-hong-mon-1_600x401
Hồng môn có thể gây tử vong ở người bởi chất độc Calcium oxalate và Asparagine.

20160914-065107-hoa-tieu-hong-mon-2_600x338(Ảnh: Internet)

 

Related Posts

Chàng trai 28 tuổi mắc 16 căn bệnh do ăn nhiều mì tôm và thức khuya

Thêm một lời cảnh tỉnh nữa dành cho giới trẻ thường xuyên thức khuya và ăn thức ăn nhanh.Thank you for reading this post, don’t forget to…

Bé gái 4 tuổi mất thị lực, suýt mù lòa vì bố mẹ chiều, thường cho xem điện thoại hàng giờ

Đã có rất nhiều câu chuyện về tác hại của việc sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng… đối với trẻ nhỏ nhưng dường như…

101 mẹo dân gian nuôi con dễ ăn, dễ ngủ từ trong trứng cho đến tuổi thôi nôi

Với những mẹo nhỏ dưới đây đảm bảo các mẹ sẽ vô cùng nhàn khi nuôi con nhỏ.Thank you for reading this post, don’t forget to subscribe!…

9 lợi ích bất ngờ của cà phê với sức khỏe đã được kiểm chứng

Theo các nhà khoa học, uống cà phê điều độ không gây hại sức khỏe mà còn có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời.Thank you…

Không ngờ rằng 2 điểm này trên tay lại có thể chữa khỏi chứng đau vai gáy kinh niên, thật đáng tiếc rất nhiều người không biết

Đau vai gáy là bệnh thường gặp ở người cao tuổi và hiện nay gặp cả ở người trẻ, nhất là những nhân viên văn phòng do…

Chuyên gia cảnh báo: Tuyệt đối không được bỏ qua 8 dấu hiệu sau của mắt, nếu không “lăn đùng ra đó” lại hối không kịp

Mắt mờ hoặc chảy nước mắt không rõ lý do có thể là những dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về gan,…