Giờ nhìn con phải sống chung với căn bệnh đau đớn, không có thuốc chữa mà lòng dạ anh chị em như ai xé, ai vò, lỗi lớn cũng vì quá chiều con mà ra nông nổi.
Thấy con mệt mỏi bất thường, đưa con đi khám, vợ chồng chị gái em mới tá hỏa, đứa con độc nhất mắc chứng tiểu đường tuýp 2,nếu không điều trị sẽ nguy hiểm đến tính mạng bé.
Cưới nhau được 6 năm, dù không kiêng cữ gì nhưng mãi không có con, chạy chữa khắp nơi, cuối cùng trời cũng thương cho chị được mụn con trai kháu khỉnh. Có con muộn màng, con trai chị đã được dòng họ hai bên hết sức tẩm bổ bằng những món ngon từ nhỏ.
Bình thường mỗi tuần chị cho bé ăn gà rán, khoai tây chiên, xúc xích vài lần, sữa uống ngày khoảng 4-5 hộp ngoài ra còn ăn những thứ lặt vặt khác. Hiện tại bé mới 7 tuổi mà nặng gần 50kg, bé lại ít vận động, không chịu ra ngoài chạy nhảy như những đứa trẻ khác.
Cả nhà vẫn xem chuyện béo phì của bé rất bình thường, vì theo quan niệm của nhiều người trẻ em mà béo béo mới dễ thương, đi đến đâu ai cũng khen chị khéo chăm con, nên chị không quan tâm gì đến chuyện giảm cân, hay khám sức khỏe định kỳ cho cháu.
Cách đây khoảng một tháng, con trai chị bị kiế đốt khắp tay chân, ngứa quá, bé cứ gãi, gãi đến trầy xướt. Bố mẹ cũng không để ý, nghĩ đó là sinh lý tự nhiên, nhưng không ngờ càng ngày, chỗ vết trầy càng loang lổ, tươm mủ, thể trạng bé lúc nào cũng mệt mỏi trông như mất ngủ, thường xuyên đòi đi tiểu nhất là vào ban đêm, thấy con có biểu hiện lạ, anh chị em đưa bé đi khám ở bệnh viện Nhi Đồng. Tại đây bác sĩ đã thực hiện các kỹ thuật đo đường huyết, kiểm tra sức khỏe rồi kết luận bé bị tiểu đường tuýp 2. Có nguy cơ bị hoại tử tay chân nếu không vào viện kịp lúc.
Tiểu đường tuýp 2 xảy ra do cơ thể kháng với insulin (một hormone điều chỉnh sự chuyển động của đường vào các tế bào) hoặc khi tuyến tụy sản xuất không đủ insulin để duy trì mức độ glucose bình thường. Nếu không điều trị, hậu quả của bệnh tiểu đường type 2 có thể đe dọa tính mạng.
Hiện tượng những vết loét loang lỗ trên tay chân bé cũng do bệnh tiểu đường biến chứng mà ra, vậy bố mẹ phải hết sức cẩn cận, tuyệt nhiên không được để con có vết thương hở, vết trầy xướt, nếu không
Bác sĩ yêu cầu vợ chồng chị phải giảm cân cho bé, kiêng hẳn thức ăn nhanh, nước ngọt… thực hiện được vài hôm, chị lại mủi lòng trước cơn thèm ăn của thằng bé. Chị lén cho thằng bé ăn bánh ngọt, gà rán, khiến lượng đường trong máu bé tăng đột biến, bé suy hô hấp phải nhập viện cấp cứu và nằm viện theo dõi hơn nửa tháng.
Bác sĩ khuyên khi bé bị tiểu đường có những vết trầy xướt để tránh bị nhiễm trùng gây trầy xướt, bố mẹ cần phải biết sử lý đúng cách, nếu không có thể làm ngoại tử dẫn đến cắt cụt tay chân.
Cách xử lý vết thương khi bị nhiễm trùng do biến chứng tiểu đường như sau:
Để cao chân: nó sẽ làm giảm áp lực lên vết loét, vết loét bàn chân do tiểu đường càng thông thoáng thì vết thương càng nhanh lành. Đôi khi, bạn hãy để bàn chân lên một kệ cao để giảm áp lực trên chân.
Chăm sóc vết thương: rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý, loại bỏ mô và tế bào đã chết. Xung quanh vết loét cũng cần phải giữ sạch.
Dùng băng vết thương dạng xịt tạo màng sinh học tự phân hủy Polyesteramide giúp ngăn thấm nước, ngừa nhiễm khuẩn, thúc đẩy quá trình hình thành mao mạch và tái tạo mô tại vết loét da giúp cho vết loét thông thoáng và mau lành.
Sử dụng kháng sinh (khi nghi ngờ có dấu hiệu bị nhiễm trùng): để ngăn ngừa sự lây nhiễm, kháng sinh thường được sử dụng 4-6 tuần.
Giờ sức khỏe của bé đang ổn định, nhưng mỗi lần nghĩ đến chuyện này chị gái em rất hối hận các mẹ ạ, chị hạ quyết tâm bằng mọi giá phải kiêng tuyệt đối cho con, không vì một phút yếu lòng mà gây hại đến tính mạng con.
Dấu hiệu để nhận biết trẻ bị tiểu đường tuýp 2:
Đi tiểu thường xuyên. Thận thích ứng với tình trạng nồng độ glucose trong máu cao bằng cách đào thải thêm đường trong nước tiểu. Trẻ em có đường huyết cao sẽ đi tiểu thường xuyên hơn.
Uống nhiều nước. Bởi vì đi tiểu quá thường xuyên và mất quá nhiều nước, trẻ sẽ rất khát nước và uống rất nhiều để duy trì lượng nước bình thường trong cơ thể.
Cảm thấy mệt mỏi thường xuyên vì cơ thể không thể sử dụng glucose để tạo ra năng lượng đúng cách.
Đôi khi, trẻ em và thanh thiếu niên bị bệnh tiểu đường tuýp 2, kháng insulin hoặc béo phì cũng có thể mắc bệnh gai đen – một bện lý ở da, làm xuất hiện những vùng da dày, đen, mịn, nhìn như một miếng vải đen ở quanh cổ, nách, háng, kẽ ngón tay và ngón chân, hoặc khuỷu tay và đầu gối.
Mẹ nào có con hơi béo một tí phải thường xuyên theo dõi hành động của con mình để tránh trường hợp giống chị gái em nhé. Khi thấy con có dấu hiệu như, mệt mỏi kéo dài, đi tiểu thường xuyên, vòng đen quanh cổ, mắt nhìn mờ phải lập tức đưa con đi bệnh viện ngay để theo dõi xem bé có bệnh tiểu đường không nhé.
Khi con có những dấu hiệu như vậy các chị nên đưa con đi khám tiểu đường gấp nha, nếu không con sẽ tàn phê hay mất mạng như chơi đấy.