Giữ gìn sức khỏe toàn diện cả về dinh dưỡng và thể chất là tối cần thiết để phòng ngừa chứng giãn tĩnh mạch phát triển. Nuôi dưỡng các thói quen lành mạnh là một phần quan trọng trong điều trị những khó chịu do chứng giãn tĩnh mạch gây ra.
Khác với các biểu hiện sinh lý và các vấn đề sức khỏe khác, giãn tĩnh mạch không phải là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên. Các nghiên cứu cho thấy chứng giãn tĩnh mạch phổ biến hơn ở Phương Tây, bởi các thói quen phổ biến liên quan đến lối sống hiện đại. Người ta chứng minh rằng lối sống tĩnh tại và chế độ ăn của người phương Tây (giàu chất béo và hydratcarbon tinh chế) có hại cho sức khỏe. Cơ thể không thực hiện các chức năng đúng đắn và giãn tĩnh mạch chỉ là một trong hàng loạt các vấn đề sức khỏe. Những thói quen không tốt cho sức khỏe là lý do chính khiến nhiều người bị một loạt các rối loạn khó chịu về tinh thần và thể chất như viêm mô tế bào, thừa cân, đau lưng và stress. Các bệnh này có thể là triệu chứng cho thấy cơ thể bị mệt mỏi, căng thẳng do tư thế đứng hoặc ngồi không thoải mái, quần áo không thoải mái. Dưới đây là một số mẹo giúp thay đổi các thói quen lối sống giúp thể chất và tinh thần khỏe mạnh hơn.
Kiểm soát cân nặng: Khi bạn bị thừa cân thì tốt nhất nên tuân theo một chế độ ăn giảm cân giúp giảm sức ép lên các tĩnh mạch nông do việc thừa cân gây ra.
Chế độ ăn nhiều chất xơ hơn: Chế độ ăn ít chất xơ có thể khiến bạn mắc chứng táo bón có thể là nguyên nhân khởi phát chứng giãn tĩnh mạch. Người ta chứng minh là lực ép lên các tĩnh mạch ở chân làm tăng nguy cơ bị giãn tĩnh mạch. Một cách tự nhiên tốt nhất để tránh táo bón là cải thiện sự tiêu hóa bằng cách ăn các thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt và rau quả tươi. Cách quan trọng khác để phòng ngừa táo bón là uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày.
Tránh các môn thể dục va chạm mạnh: Các bài tập thể lực va chạm mạnh, chạy bộ, đạp xe tích cực hoặc bất cứ hoạt động cường độ cao quá sức nào cũng đều có thể làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch.
Đi giày đúng cách: Giày cao gót và giày bệt không có bất cứ sự nâng đỡ nào, có thể gây rối loạn tuần hoàn máu. Tốt nhất là dùng loại giày nâng đỡ bàn chân của bạn. Lý tưởng nhất là đi giày có gót cao 3-4cm.
Thay đổi tư thế: Trong khi làm việc ở cơ quan, nếu bạn phải ngồi hoặc đứng quá lâu, cố gắng thay đổi tư thế thường xuyên hoặc đi lại trong vài phút.
Gác chân lên cao: Có thể nằm trên giường rồi gác 2 chân dựa vào tường tạo thành góc 70-900, giữ tư thế này 15-20 phút.
Không mặc quần áo bó sát
Dùng bít tất: Bít tất tạo lực ép giúp máu chảy từ các mắt cá chân lên, có lợi cho huyết áp toàn thân.
Tránh các thực phẩm cay, mặn, béo ngậy.
Tránh phơi chân trực tiếp dưới sức nóng.
Tránh dùng thuốc tránh thai
Không hút thuốc: Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc chứng giãn tĩnh mạch vì nó để lại các chất độc ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.
Không văt chéo chân: Ngồi vắt chéo chân tạo lực ép không cần thiết lên chân khiến bệnh tình thêm nặng.
CÁC LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ
Các liệu pháp điều trị tự nhiên có thể giảm khó chịu do chứng giãn tĩnh mạch gây ra đặc biệt khi dùng như các liệu pháp hỗ trợ cho phương pháp điều trị y học chính. Bạn cũng có thể phòng ngừa chứng giãn tĩnh mạch bằng cách điều trị tại nhà đơn giản gồm loạt các phương thuốc có sẵn. Một số cách điều trị có hiệu quả nhất là:
– Yoga
– Mátxa và tự mátxa
– Phản xạ học
– Thủy liệu pháp
– Liệu pháp thực vật
– Liệu pháp dinh dưỡng
Theo Webtretho