Hàm răng sữa của con bị mủn nát vì thói quen này của cha mẹ Việt

Các mẹ có công nhận với em là miệng của con mình thì luôn rất thơm không? Nhất là mỗi buổi sáng khi bé thức dậy, bé quay qua ôm hôn là các mẹ muốn tan chảy hết. Song con còn cười tươi rói với các mẹ, nhe hàm răng sữa trắng đều đặn ra. Đây chính là hai yếu tố để các mẹ cho rằng: con còn nhỏ, chưa đến tuổi đánh răng đâu.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Cộng thêm bà thì chiều cháu, hoặc khi cháu ngoan thì thưởng cho cháu cái bánh, cái kẹo, một hớp nước ngọt có gas… và rồi một ngày con gào khóc vì đau răng, lúc này các mẹ mới hoảng hồn kiểm tra lại răng miệng của trẻ. Chỉ còn nước mẹ khóc con khóc.

Cháu gái em là một trường hợp thế này. Sau 1,5 tuổi bé chán ghét tất cả loại thức ăn và chỉ nghiện uống sữa, có ngày bé uống cả 10 hộp sữa 180ml. Nhất là vào buổi tối, có những hôm bé ôm bình sữa xong và ngủ luôn. Kéo dài cho đến cả 3 tuổi là một ngày, răng của cháu mủn hết, dù chưa đến mức phải nhổ bỏ nhưng hàm răng xỉn vàng mất hết thẩm mỹ và sức nhai của bé cũng kém đi. Mẹ bé hoảng hồn đưa đi nha sĩ thì bị bác la cho một trận, cho con ăn uống được thì phải biết cách chăm sóc răng cho con, nhất là đánh răng cho con.

Nghe xong chị em sợ quá, bằng mọi cách cũng phải dành thời gian dỗ con chải răng ngày 2 lần.

Ảnh minh họa

Bản thân thêm khi được kể câu chuyện này, cũng đè cu con gần 25 tháng ra và chải răng cho con, cũng như hạn chế bánh kẹo và cai luôn sữa đêm cho con. Các mẹ có thể nghĩ là khó khăn, nhưng thành quả nào cũng phải trải qua sự cố gắng của hai mẹ con mà. Trộm vía là con em khá hợp tác.

Những lần đầu con tất nhiên nhè kem ra, luôn miệng kêu cay, kêu đắng, thậm chí nuốt kem vào và nôn ói. Nhưng em không bỏ cuộc, cùng con ngồi lại, xem những bức hình trẻ em sâu răng, thuyết phục con, kiên trì thực sự với con.

Kết quả khá khả quan là giờ con đã chịu đánh răng ngày 2 lần sáng và tối cùng em. Hôm nào em quá bận thì em nhờ chồng đánh răng giúp con. Dù 2 cha con chí chóe cả buổi, quần áo ướt nhem, nhưng con chịu đánh răng và chồng hiểu được sự vất cả khi chăm con của em, là em cũng cảm thấy được an ủi rồi.

Theo đó, đây là những lời khuyên bổ ích mà bác sĩ nha khoa dành cho cả mẹ lẫn con, em chia sẻ cùng các mẹ nhe!

Khi nào nên đánh răng cho trẻ?

Vệ sinh răng miệng cho bé được khuyến khích từ vài ngày sau sinh. Có thể dùng 1 miếng vải mùng mềm để làm sạch nướu răng cho bé sau bú, đặc biệt các bé bú sữa công thức.

Bộ Y tế Anh khuyên các bé ngay khi có cái răng đầu tiên nên được đánh răng đúng cách. Việc này càng làm sớm càng tốt để răng phát triển khỏe mạnh, phòng ngừa sâu răng, và giảm nguy cơ biếng ăn do các vấn đề răng miệng gây ra.

Lượng kem đánh răng bao nhiêu là an toàn?

Theo Bộ Y tế Anh, ở các bé dưới 3 tuổi nên lấy 1 lượng kem thật nhỏ, kích thước là một vệt mỏng nhỏ bằng hạt gạo dài. Bé từ 3 – 6 tuổi, kích thước kem bằng hạt đậu hà lan

Chọn kem đánh răng như thế nào?

Loại kem đánh răng: Đọc kỹ thành phần kem đánh răng, đặc biệt là fluoride

• Bé từ 0 – 6 tuổi: Kem đánh răng chứa 1000ppm fluoride.

• Bé từ 6 tuổi trở lên: Kem đánh răng chứa 1350 – 1500ppm fluoride.

Hiệp Hội Nha Khoa Anh và Viện Hoàng Gia Nhi Khoa Anh có văn bản xác nhận kem đánh răng chứa Fluoride là cần thiết để ngăn ngừa sâu răng. Để ngăn ngừa nguy cơ dư thừa Fluoride, các bé không được phép sử dụng các thuốc bổ sung/thực phẩm chức năng có fluoride mà không có chỉ định của chuyên gia dinh dưỡng.

Chăm sóc răng miệng định kỳ cho bé như thế nào?

Sau 1 tuổi, nên tư vấn nha sĩ 6 tháng một lần cho bé. Nếu bé có những bất thường trên răng (kể cả nướu) hay mùi hôi miệng, thì nên tư vấn nha sĩ để chẩn đoán tốt hơn.

Thường xuyên nâng/vạch môi bé để kiểm tra các dấu hiệu bất thường trên răng và nướu để can thiệp kịp thời. Khi bé bắt đầu có cái răng đầu tiên, nên đánh răng ngày 2 lần, đặc biệt là buổi tối. Tư thế đánh răng tốt nhất là cho bé ngồi trên đùi bạn và lưng bé tựa vào ngực bạn.

Chọn bàn chải như thế nào?

Bé chưa mọc răng: dùng vải mùng/khăn gạc mềm

Bé có răng dưới 5 tuổi: chọn bàn chải đầu tròn nhỏ, lông mềm, tay cầm mềm hoặc có thể dùng loại bàn chải tự động

Bé có răng và trên 5 tuổi: chọn bàn chải mềm, có thể đầu vuông hoặc tròn, tay cầm dài để bé dễ sử dụng.
Thay bàn chải 3 tháng/lần dù bàn chải không bị hư.

Cách đánh răng cho trẻ:

Với bé chưa có răng: dùng vải mềm thấm nước ấm vệ sinh nướu (mặt trong và ngoài), chân nướu và lưỡi. Vệ sinh ngày 3 lần, các cữ bú thì không nhất thiết vệ sinh, nhưng cho bé uống 2-3 muỗng cafe nước lọc để làm sạch nướu và lưỡi ngăn vi khuẩn phát triển

Với bé đã có răng: chải hàm trên trước, hàm dưới sau. chải mặt trước và đến mặt sau. Sau đó chải răng 2 bên hông (nếu có). Thời gian chải răng là tối thiểu 2 phút cho bé trên 3 tuổi, 1 phút tối thiểu cho bé dưới 3 tuổi. Ngày đánh 2 lần.

Clip cách đánh răng cho trẻ

Nguồn WTT

Related Posts

Chàng trai 28 tuổi mắc 16 căn bệnh do ăn nhiều mì tôm và thức khuya

Thêm một lời cảnh tỉnh nữa dành cho giới trẻ thường xuyên thức khuya và ăn thức ăn nhanh.Thank you for reading this post, don’t forget to…

Bé gái 4 tuổi mất thị lực, suýt mù lòa vì bố mẹ chiều, thường cho xem điện thoại hàng giờ

Đã có rất nhiều câu chuyện về tác hại của việc sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng… đối với trẻ nhỏ nhưng dường như…

101 mẹo dân gian nuôi con dễ ăn, dễ ngủ từ trong trứng cho đến tuổi thôi nôi

Với những mẹo nhỏ dưới đây đảm bảo các mẹ sẽ vô cùng nhàn khi nuôi con nhỏ.Thank you for reading this post, don’t forget to subscribe!…

9 lợi ích bất ngờ của cà phê với sức khỏe đã được kiểm chứng

Theo các nhà khoa học, uống cà phê điều độ không gây hại sức khỏe mà còn có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời.Thank you…

Không ngờ rằng 2 điểm này trên tay lại có thể chữa khỏi chứng đau vai gáy kinh niên, thật đáng tiếc rất nhiều người không biết

Đau vai gáy là bệnh thường gặp ở người cao tuổi và hiện nay gặp cả ở người trẻ, nhất là những nhân viên văn phòng do…

Chuyên gia cảnh báo: Tuyệt đối không được bỏ qua 8 dấu hiệu sau của mắt, nếu không “lăn đùng ra đó” lại hối không kịp

Mắt mờ hoặc chảy nước mắt không rõ lý do có thể là những dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về gan,…