Giải mã “Gió độc” khiến người đang khỏe mạnh đột nhiên lăn đùng ra

Dân gian vẫn hay nói về việc người này người kia bị trúng gió độc mà chết hoặc bị liệt mặt, mệt mỏi… Vậy có hay không các cơn gió độc, yếu tố nào tạo nên gió độc?

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Những biểu hiện khi bị trúng gió

Tại phòng khám Đông Phương Y Quán, chúng tôi gặp khá nhiều bệnh nhân đến châm cứu vì bị gió độc. Bác Nguyễn Thị Hiệp (Minh Khai, Hà Nội) chia sẻ, mấy hôm trước đang ngồi chơi cùng mấy bà bạn trước cửa nhà, bỗng nhiên đứng dậy thấy choáng váng mặt mày, cảm thấy buồn nôn. Bà bước thêm mấy bước thì ngã sóng soài xuống đất. Khi người nhà đưa vào nhà nằm thì mặt bà bị méo dần sang bên trái, tay chân cứng không thể cử động.

Khi đi khám, GS.TS Dương Trọng Hiếu, chuyên gia hàng đầu về Đông Y cho biết, bà bị trúng phong hàn. Để chữa cần phải châm cứu và chườm lá ngải cứu nóng lên mặt. Nguyên nhân trúng gió do nhà gió lùa, đi chơi về khuya gặp lạnh, tắm khuya. Khi trúng gió độc bệnh nhân không có cảm giác gì nhưng sau đó sẽ có các biểu hiện bệnh rõ rệt như đau họng, nhai và nuốt khó, cơm mắc trong hàm, mắt nhắm không kín…Thậm chí có những người không phát hiện mình bị trúng gió độc mà chỉ đến khi bác sĩ khai thác mới hay.

bestie-trung-gio-doc-20161020093827
Châm cứu và chườm ngải cứu nóng giúp chữa phong hàn.

Vừa giải thích, tiến sĩ vừa dẫn chúng tôi gặp các bệnh nhân bị trúng gió với các biểu hiện bệnh khác nhau. Không chỉ ở Việt Nam mới chú ý đến gió độc mà ở phương Tây cũng chú ý đến gió gây bệnh, tức gió lùa. Nếu nhà có thiết kế hai cửa, khi mở cửa trước và sau còn người ngồi ở giữa, lúc này người ngồi ở giữa rất dễ bị gió lùa gây ra xây xẩm mặt mày, choáng, ngất, thậm chí dẫn đến tử vong.

Không có cơn gió mang tên… độc

TS Phạm Đức Thi, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Môi trường cho rằng, trong chuyên ngành khí tượng thủy văn không có loại gió nào được gọi là gió độc hay mang tính chất độc như dân gian ta thường nói. Gió độc ảnh hưởng đến người ở đây chẳng qua là gió lùa mạnh làm cho sức đề kháng của con người không thay đổi kịp mà phát bệnh.

Ví dụ, một căn nhà nhưng có hai cửa để song song nhau làm cho gió thổi vào mạnh. Lúc này, người trong nhà đang ở một trạng thái không khí bình thường nhưng đi qua vùng này sẽ bị đột ngột lạnh làm cơ thể không chịu được. Cùng lúc đó, nếu trong người có các căn bệnh khác sẽ dễ dàng tái phát. Trường hợp quá mức thì người khỏe mạnh cũng bị ảnh hưởng.

bestie-gio-lua-2-20161020100822
Ngồi ở khu vực có luồng gió thông suốt thế này thì rất dễ “trúng phong”.

TS Phạm Đức Thi khuyên: “Thời điểm đang giao mùa này cũng dễ gây nên các cơn gió lạnh so với không khí chung. Đó cũng là lý do hiện nhiều người bị trúng gió độc như dân gian thường nói. Vì thế, người dân cần chú ý tránh gió lùa vào nhà, đeo khẩu trang khi đi vào các ngõ gió lùa…”.

Nội phong kết hợp gió độc

Ở một quan điểm khác, GS.TS Dương Trọng Hiếu giải nghĩa: “Thực tế cho thấy, trong số 10 người cùng ngồi một chỗ nhưng chỉ có một người bị hiện tượng trúng gió mà thôi. Vì để bị trúng gió cần có hai yếu tố là ngoại phong (gió ở bên ngoài) và nội phong (gió ở bên trong cơ thể). Nếu người nào đó bị uất ức lâu ngày sẽ hóa hỏa và “thiêu đốt” bên trong con người làm cho khí lưu thông mạnh tạo nên nội phong. Cùng lúc cơ thể có nội phong mà gặp cả ngoại phong thì có thể bị “quật ngã”. Các biểu hiện của việc này dân gian thường gọi là trúng phong hay trúng gió độc”.

bestie-gio-lua-20161020095408
Hãy cẩn thận khi đi vào những con hẽm có gió lùa.

Vì thế, gió độc hay tà khí được hiểu theo cách này chứ không phải là cơn gió độc theo nghĩa thông thường. “Người khỏe mạnh hiếm khi bị trúng gió độc. Tuy nhiên, nhiều người trông bề ngoài khỏe mạnh nhưng thực ra đã âm thầm có các dấu hiệu bệnh lý bên trong mà bản thân chưa cảm nhận được mức độ bệnh lý. Điều này thể hiện rõ tại các phòng khám khi bệnh nhân đi khám hoặc làm các xét nghiệm mới phát hiện ra.

Trường hợp có yếu tố bệnh bên trong cùng phong tặc bên ngoài thì mới làm nên trúng gió. Vì thế, để tránh gió độc đừng để sức toàn thân yếu. Bởi khi cơ thể yếu thì bất cứ bệnh gì cũng có thể quật ngã, trong đó có gió. Cần đóng bớt cửa có nguy cơ gió lùa. Tránh ngõ có gió thổi mạnh. Với các trường hợp bị trúng gió nhẹ có thể khắc phục bằng cách dùng ngải cứu hơ ấm chườm lên mặt luôn hoặc phải đến bác sĩ để châm cứu”, GS.TS Dương Trọng Hiếu cho biết thêm.

Theo Dân Trí

Related Posts

Chàng trai 28 tuổi mắc 16 căn bệnh do ăn nhiều mì tôm và thức khuya

Thêm một lời cảnh tỉnh nữa dành cho giới trẻ thường xuyên thức khuya và ăn thức ăn nhanh.Thank you for reading this post, don’t forget to…

Bé gái 4 tuổi mất thị lực, suýt mù lòa vì bố mẹ chiều, thường cho xem điện thoại hàng giờ

Đã có rất nhiều câu chuyện về tác hại của việc sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng… đối với trẻ nhỏ nhưng dường như…

101 mẹo dân gian nuôi con dễ ăn, dễ ngủ từ trong trứng cho đến tuổi thôi nôi

Với những mẹo nhỏ dưới đây đảm bảo các mẹ sẽ vô cùng nhàn khi nuôi con nhỏ.Thank you for reading this post, don’t forget to subscribe!…

9 lợi ích bất ngờ của cà phê với sức khỏe đã được kiểm chứng

Theo các nhà khoa học, uống cà phê điều độ không gây hại sức khỏe mà còn có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời.Thank you…

Không ngờ rằng 2 điểm này trên tay lại có thể chữa khỏi chứng đau vai gáy kinh niên, thật đáng tiếc rất nhiều người không biết

Đau vai gáy là bệnh thường gặp ở người cao tuổi và hiện nay gặp cả ở người trẻ, nhất là những nhân viên văn phòng do…

Chuyên gia cảnh báo: Tuyệt đối không được bỏ qua 8 dấu hiệu sau của mắt, nếu không “lăn đùng ra đó” lại hối không kịp

Mắt mờ hoặc chảy nước mắt không rõ lý do có thể là những dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về gan,…