Lát táo cắt ra không hề bị thâm khi để ngoài không khí, sao có thể như vậy được?
Khi bạn bổ một quả táo, oxy sẽ xâm nhập vào các mô của thịt táo. Khi oxy tác động tới tế bào, sẽ xuất hiện phản ứng oxy hóa quả táo. Hiện tượng này cũng xảy ra ở các loại trái cây khác như chuối và khoai tây. Vì thế người ta đã nghĩ ra việc sản xuất những quả táo không bị thâm khi để ngoài môi trường. Hãy cùng tìm hiểu xem người ta sản xuất loại quả này như thế nào.
Nhờ đâu mà táo không bị thâm?
Đó là nhờ táo đã được biến đổi gene. Các kĩ sư bơm thêm vào những loại gene vốn đã có sẵn trong táo. Khi bơm thêm gene như vậy, quả táo sẽ phản ứng bằng cách chặn tất cả các hoạt động chức năng bình thường của nó, và ngừng sản xuất loại enzyme khiến táo chuyển màu thâm.
Nghe thật đơn giản và an toàn, nhưng quá trình can thiệp này có thể gây ra những hậu quả khó lường đối với người ăn táo. Bởi vì thâm là một quá trình tự nhiên, một tín hiệu để người tiêu dùng biết loại hoa quả này có còn tươi, có nên ăn không. Nếu bằng công nghệ tiên tiến, chúng ta cố tình che giấu tình trạng thực của thực phẩm, thì người tiêu dùng sẽ rơi vào cái bẫy là ăn những quả tưởng chừng tươi và ăn được, nhưng hóa ra đã hư rồi.
Một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của thực phẩm biến đổi gene là “kháng thuốc trừ sâu”. Do đó, nhà nông sẽ tăng hàm lượng thuốc trừ sâu đối với các loại hoa quả này. Hành động này không chỉ gây hại môi trường, làm ô nhiễm nguồn nước mà còn làm tồn dư rất nhiều chất độc trên hoa quả.
Tình trạng dị ứng thực phẩm ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt từ những năm 1996, thời điểm thực phẩm biến đổi gene ra đời. Đến nay các nhà khoa học vẫn còn chưa đo lường được hết tác dụng và tác hại của thực phẩm biến đổi gene. Như bạn đã biết, mỗi gene có thể sản sinh nhiều hơn 1 loại protein. Khi bơm 1 gene bên ngoài vào thực phẩm, sẽ làm sản sinh ra những protein giả mạo. Do đó, loại thực phẩm này thường bị khuyến cáo là thiếu an toàn.