Rất nhiều người có thói quen cất thức ăn thừa để hôm sau ăn lại, tuy nhiên chính những thói quen đó tạo thành liều thuốc độc tự giết hại bản thân bạn và gia đình.
Nhiều người cho rằng có thể ăn lại những thức ăn thừa, vừa có thể tiết kiệm lại không tốn thời gian nấu nướng. Tuy nhiên, có những thức ăn bạn nên vứt đi nếu như chưa ăn hết. Bởi nếu ăn lại, chúng có thể chuyển hóa thành những chất độc vô cùng độc hại.
Sau đây là danh sách những món mà mọi người không nên ăn lại:
Trứng
Trứng là một trong những loại thức ăn thừa không bao giờ được hâm nóng sau khi đã nấu chín. Trứng luộc, hấp và rán có lượng canxi, chất dinh dưỡng, vitamin và nhiều yếu tố dinh dưỡng khác nhưng khi tiếp tục bị tác động bởi nhiệt độ cao, lòng đỏ của trứng có thể biến thành chất gây hại cho cơ thể.
Nấm
Nấm nên được ăn hết vào ngày chúng được nấu lên do hàm lượng protein phức tạp trong thực phẩm này.
Hâm nóng lại nấm có thể thay đổi thành phần protein của nó và dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và tim.
Nếu không muốn bỏ phí lượng nấm đã nấu từ hôm trước, hãy cứ lấy chúng từ tủ lạnh ra rồi ăn, không nên hâm lại.
Cá và hải sản
Việc để các thực phẩm như cá, tôm, cua, sò, ốc, mực… đã chế biến qua đêm sẽ khiến cho chất protein có trong các món ăn này bị biến đổi. Nó không những không có lợi cho sức khỏe mà còn có thể gây hại cho chức năng của gan, thận.
Những món gỏi
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, những món gỏi như gỏi cá, gỏi bò, gỏi tôm…có thể nguy hiểm khi hâm lại.
Khi làm gỏi bạn cho rất nhiều gia vị như giấm, ớt… nếu để qua ngày hôm sau kể cả khi bạn cất trong tủ lạnh, món ăn cũng dễ sinh nấm mốc, gây ngộ độc, vì vậy, tốt nhất là ăn hết trong ngày.
Nộm
Khi làm nộm bạn cho rất nhiều gia vị như dấm, ớt… nếu để qua ngày hôm sau kể cả khi bạn cất trong tủ lạnh, món ăn cũng dễ sinh nấm mốc, gây ngộ độc.
Rau
Nhiều người cho rằng hâm lại sẽ khiến rau độc hại nhưng thực tế, đó lại nằm ở khâu bảo quản. Theo Trung tâm An toàn Thực phẩm, rau củ còn thừa nên cho vào nơi có nhiệt độ khoảng dưới 4 độ C hoặc thấp hơn. Nếu dự định trữ rau hơn 12 tiếng thì nên đông lạnh chúng. Lí do là bởi các loại rau như xà lách, rau bina, cần tây và củ cải đường chứa lượng lớn nitrate. Ở nhiệt độ phòng, cộng thêm vi khuẩn xâm nhập, chúng sẽ chuyển hóa thành nitrit. Nitrit đã được chứng minh rằng có hại với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể gây rối loạn máu gọi là methaemoglobinaemia. Triệu chứng của chứng bệnh này là đau đầu, khó thở, mệt mỏi và co giật.
Thịt gà
Thịt gà chứa một lượng lớn protein. Việc đun nóng lại sẽ khiến các protein này thay đổi và biến chất, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Tốt nhất là bạn hãy để món gà nguội đến nhiệt độ phòng sau đó ăn tiếp nếu còn thừa.
Vì vậy, bạn hãy tính toán thật kĩ lượng nguyên liệu cần đến để nấu nướng món ăn cho gia đình. Không để thừa quá nhiều tránh lãng phí.