Đi tìm nguyên nhân khiến mũi to và đỏ như trái cà chua

Còn gì mất “mỹ quan” hơn một chiếc mũi cà chua đỏ lừ luôn hiện diện trên khuôn mặt ngay cả khi bạn chẳng hề uống rượu bia hay bóp mũi, nặn mụn mũi?

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Mũi đỏ – cơn ác mộng

Với phụ nữ, mũi đỏ đúng là một tai họa, không một chuyên gia trang điểm nào dám cam đoan sẽ giúp bạn “giấu nhẹm” màu đỏ đáng ghét đó. Nó còn khiến nhiều phụ nữ tự ti về cái mũi của mình đến mức ám ảnh và sống thu mình. Mũi đỏ thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, đặc biệt ở những người da dầu. Vì ít khi gây ngứa hay đau nhức nên nhiều người vẫn xem mũi cà chua là một điều không may “trời cho phải nhận” mà không nghĩ rằng nó là một loại bệnh.

Các bác sĩ giải thích, màu đỏ của mũi là do hiện tượng giãn mao mạch ở các vùng da trên mặt, nhất là vùng mũi, nhân trung và cằm. Các mạch máu dưới da nổi rõ lên làm cho mũi đỏ mọng và biến dạng to hơn bình thường. Mặt khác, nền da bị kích ứng sẽ có màu đỏ rực, gây mất thẩm mỹ. Khi gặp yếu tố kích thích như tăng nhiệt độ ở da, tiếp xúc với nắng nóng, ăn đồ cay, nóng, uống bia rượu thì vùng da đỏ sẽ bị đỏ phừng lên.

bestie-benh-mui-do-20161001073245
Tình trạng giãn mao mạch có thể khiến mũi và nhiều vùng da khác bị đỏ.

Các triệu chứng điển hình của bệnh mũi đỏ (rosacea) bao gồm đỏ bừng mặt, đặc biệt ở vùng mũi, mẩn đỏ, rát và có thể có u nang. Những biểu hiện này có thể xuất hiện và biến mất trong vòng vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí cả năm rồi lại đột ngột tái phát. Sau nhiều năm, khi tuổi lớn, bệnh có thể biến mất một cách tự nhiên mà không cần có sự chữa trị nào. Tuy nhiên, da sẽ không có được màu sắc bình thường như cũ, các mạch máu bị giãn nở và nhiều khả năng sẽ bị nổi mụn sau đó.

Bệnh mũi đỏ thường kéo dài trong nhiều năm, và nếu không chữa trị, bệnh có xu hướng xấu đi và thường gây ra viêm da vùng mặt. Nguy hiểm hơn, nếu không được điều trị, rosacea có thể phát triển thành một thể biến dạng gọi là rhinophyma (bệnh mũi sư tử). Bệnh này làm cho da vùng chóp mũi dày lên, đỏ, sùi và gây biến dạng vùng tháp mũi, thậm chí có thể sinh ra các bướu dày phần nửa dưới của mũi và vùng má gần đó. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu ở nam giới, nếu quá nghiêm trọng phải phẫu thuật chỉnh hình.

bestie-mui-su-tu-20161001073615
Nếu bị mắc bệnh mũi sư tử thì có thể phải làm phẫu thuật.

Mũi đỏ – khó trị dứt điểm nhưng có thể kiểm soát

Có rất nhiều lựa chọn để điều trị bệnh rosacea tùy theo mức độ và triệu chứng như rửa kháng khuẩn, sử dụng kem bôi tại chỗ… Màu đỏ đáng ghét trên mũi có thể được xóa đi một cách đáng kể bằng cách sử dụng laser, xung ánh sáng cường độ cao, quang trị liệu. Bạn có thể sử dụng nhiều phương pháp trị liệu cùng lúc. Tuy chưa có phương pháp đặc trị, nhưng bệnh này có thể được kiểm soát nếu điều trị thường xuyên.

1. Trị mũi “cà chua” bằng thuốc

Quá trình điều trị thông thường là dùng loại kem bôi có chứa kháng sinh như clindamycin lotion hay metronidazole dạng gel. Tuy nhiên, các loại thuốc này thường không mấy hiệu quả và việc dùng kháng sinh liều thấp như tetracycline nhiều khi mang lại kết quả tốt hơn. Nếu bạn thấy tình trạng da cải thiện trong vòng 1-2 tuần thì có thể tiếp tục dùng kháng sinh ở các tháng sau cho tới khi các mảng đỏ mất hẳn. Riêng đối với mũi sư tử và giãn mao mạch thì buộc phải phẫu thuật cắt bỏ phần bị phình to.

bestie-tri-mui-do-2-20161001073832
Bệnh mũi đỏ nên được điều trị sớm.

2. Sử dụng laser và xung ánh sáng cường độ cao

Đây là một liệu pháp thay thế an toàn và hiệu quả khá cao, giúp cải thiện rõ rệt tình trạng mũi đỏ. Các bác sĩ cảnh báo phương pháp này có thể gây ra một số rắc rối, vì vậy bạn cần cân nhắc thiệt hơn trước khi quyết định. Trong 3-6 tuần điều trị, bạn cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

3. Hạn chế các tác nhân làm gia tăng bệnh

Do chưa xác định rõ nguyên nhân căn bản của bệnh mũi đỏ, cho nên việc hạn chế những tác nhân khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn là điều cần thiết đầu tiên.

– Tránh các đồ uống nóng, thực phẩm nhiều gia vị, cà phê và đồ uống có cồn.

– Hạn chế tiếp xúc ánh sáng mặt trời.

bestie-anh-sang-mat-troi-20161001074216
Nên hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và thoa kem chống nắng mỗi khi ra ngoài.

– Mang mũ nón, khẩu trang và thoa diện rộng kem chống nắng SPF 30 hoặc cao hơn hàng ngày.

– Tránh nhiệt độ cực nóng và lạnh.

– Tránh cọ xát, chà kỹ hoặc massage mặt vì sẽ làm kích thích da đỏ.

– Tập thể dục trong môi trường mát mẻ.

– Hạn chế tối đa tình trạng dị ứng bởi mỹ phẩm. Lựa chọn các loại mỹ phẩm, các sản phẩm tẩy rửa nhẹ nhàng, không gây kích ứng da.

Related Posts

Chàng trai 28 tuổi mắc 16 căn bệnh do ăn nhiều mì tôm và thức khuya

Thêm một lời cảnh tỉnh nữa dành cho giới trẻ thường xuyên thức khuya và ăn thức ăn nhanh.Thank you for reading this post, don’t forget to…

Bé gái 4 tuổi mất thị lực, suýt mù lòa vì bố mẹ chiều, thường cho xem điện thoại hàng giờ

Đã có rất nhiều câu chuyện về tác hại của việc sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng… đối với trẻ nhỏ nhưng dường như…

101 mẹo dân gian nuôi con dễ ăn, dễ ngủ từ trong trứng cho đến tuổi thôi nôi

Với những mẹo nhỏ dưới đây đảm bảo các mẹ sẽ vô cùng nhàn khi nuôi con nhỏ.Thank you for reading this post, don’t forget to subscribe!…

9 lợi ích bất ngờ của cà phê với sức khỏe đã được kiểm chứng

Theo các nhà khoa học, uống cà phê điều độ không gây hại sức khỏe mà còn có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời.Thank you…

Không ngờ rằng 2 điểm này trên tay lại có thể chữa khỏi chứng đau vai gáy kinh niên, thật đáng tiếc rất nhiều người không biết

Đau vai gáy là bệnh thường gặp ở người cao tuổi và hiện nay gặp cả ở người trẻ, nhất là những nhân viên văn phòng do…

Chuyên gia cảnh báo: Tuyệt đối không được bỏ qua 8 dấu hiệu sau của mắt, nếu không “lăn đùng ra đó” lại hối không kịp

Mắt mờ hoặc chảy nước mắt không rõ lý do có thể là những dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về gan,…