Đẻ thường, mẹ phải chịu đựng cơn đau tương đương bị gãy 20 cái xương cùng lúc

Những phụ nữ chưa trải qua giây phút chuyển dạ luôn thắc mắc “đẻ thường đau như thế nào”? Tuy nhiên, những phụ nữ đã sinh con lại thường có câu trả lời là “không thể diễn tả được”. Vậy cơn đau đẻ thực sự khủng khiếp đến mức độ nào?

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!
sinh_thuong_khong_dau
Khi phụ nữ đẻ thường, người mẹ phải chịu đựng tới 57 đơn vị đau, nó tương đương với việc bị gãy 20 cái xương cùng 1 lúc

Theo số liệu khoa học, cơ thể con người chịu đựng được tối đa 45 đơn vị đau (del unit). Nhưng khi phụ nữ đẻ thường, người mẹ phải chịu đựng tới 57 đơn vị đau, nó tương đương với việc bị gãy 20 cái xương cùng 1 lúc. Con số này đã cho thấy sức chịu đựng của phụ nữ thật là phi thường! Nó cũng có nghĩa là, nếu bạn không sinh con, thì cả cuộc đời bạn sẽ không có trải nghiệm cơn đau nào tương tự như thế.

‘Những cơn đau chuyển dạ thật kinh khủng, đau như chưa bao giờ đau như thế. Tôi cắn răng chịu đựng mà không nổi nên nhiều lúc cứ hét toáng lên’, đó là một chia sẻ của người mẹ đẻ thường.

Một người mẹ trẻ khác thậm chí tuyên bố rằng: ““Em thề sẽ không đẻ thêm một lần nào nữa. Đau đẻ thật là kinh khủng, chưa bao giờ em đau đến thế. 3 ngày ròng rã chịu đựng cơn đau con trai mới chịu chào đời. Không biết nó giống ai mà lì lợm thế”.

Tuy nhiên, thực tế, mỗi người đều cá thể riêng biệt chính vì vậy việc đau đẻ cũng không ai giống ai. Có không ít mẹ phải vật vã “chết đi sống lại” với cơn đau chuyển dạ. những cũng có những người trải qua quá trình sinh nở rất đỗi đơn giản.

Có chị em từng chia sẻ: “Thấy mọi người tả đau đẻ ghê gớm lắm nhưng đến lượt mình thì thấy thật nhẹ nhàng. 7 giờ sáng bắt đầu thấy những cơn đau co thắt nhưng chỉ nhẹ như những lần đau khi chuẩn bị có kinh nguyệt hàng tháng. Chỉ 1 giờ cuối cùng là đau ghê gớm hơn và mình chỉ phải rặn 3 lần theo hướng dẫn của bác sĩ là con chào đời”.

Tại sao chuyển dạ lại đau?

Tử cung là cơ quan chứa em bé chuẩn bị chào đời. Khi đến chuẩn bị sinh nở, tử cung sẽ làm nhiệm vụ ép bé ra bằng những cơn co thắt tạo ra cơn đau chuyển dạ. Cơn đau chuyển dạ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sức mạnh của cơn co thắt (tăng dần theo thời gian sắp sinh nở), kích thước của thai nhi, vị trí nằm của bé và tốc độ của cơn đau chuyển dạ…

Không chỉ có cơ vùng bụng, trong quá trình chuyển dạ, mẹ bầu còn thấy toàn thân đau ghê gớm đặc biệt là vùng xương chậu, lưng, tầng sinh môn, bàng quang và ruột. Tất cả những bộ phần này sẽ “nhồi” để cơn đau thêm mạnh mẽ hơn, chuẩn bị cho quá trình bé chào đời.

Kinh nghiệm “Đẻ thường không đau”

Nếu như đã quyết định đối mặt với đẻ thường, mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng tâm lý chiến đấu vì tất cả những phương pháp hỗ trợ chỉ giúp cải thiện phần nào cơn đau. Mẹ không nên phụ thuộc vào đó mà giảm đi tinh thần cố gắng vượt cạn.

Hãy nghĩ rằng hàng trăm hàng nghìn các bà, các mẹ đã từng vượt qua được thì tại sao mình không thể vượt qua?

Uống nước lá tía tô để rút ngắn thời gian đau đẻ

Học theo kinh nghiệm của các bà các mẹ đi trước, khi những cơn đau lâm râm xuất hiện, hãy nhanh chóng nhờ chồng hoặc người thân đun cho một ấm nước lá tía tô để uống dần khi vào viện. Nước tía tô giúp cho tử cung dễ mở, nó với từng người, từng cơ địa khác nhau.

Tham gia các lớp học tiền sản

Nếu có thời gian, bà bầu có thể tham gia các lớp học tiền sản để biết những gì có thể xảy ra trong lúc vượt cạn. Tại lớp học này, mẹ bầu sẽ được hướng dẫn những bài tập thở, thư giãn, cũng như cách thở rặn đẻ để sinh nở dễ dàng hơn. Việc tập thở đúng nhịp đặc biệt quan trọng trong quá trình chuyển dạ để giúp mẹ bầu giữ sức và sinh con dễ dàng.

Liên hệ trước với người đỡ đẻ

Như 1 bà mẹ chia sẻ, trước khi sinh 1 tháng, tôi đã liên hệ với một bệnh viện uy tín và người sẽ hỗ trợ mình mọi mặt trong quá trình sinh nở. Tôi nói chuyện với cô đỡ đẻ của mình trước để cô nắm được tình hình hiện tại của em bé và bản thân người mẹ.Cảm giác quen biết và hiểu rõ nữ hộ sinh của mình sẽ giúp mẹ bầu tự tin và thấy an tâm hơn rất nhiều.

Gây tê ngoài màng cứng

Trong những trường hợp xấu, nếu không thể chịu đựng được cơn đau, chị em có thể lựa chọn phương pháp đẻ không đau bằng cách gây tê ngoài màng cứng hoặc đẻ mổ.

Tuy nhiên những phương pháp này không được khuyến khích vì sinh thường vẫn tốt nhất cho mẹ và bé.

Related Posts

Chàng trai 28 tuổi mắc 16 căn bệnh do ăn nhiều mì tôm và thức khuya

Thêm một lời cảnh tỉnh nữa dành cho giới trẻ thường xuyên thức khuya và ăn thức ăn nhanh.Thank you for reading this post, don’t forget to…

Bé gái 4 tuổi mất thị lực, suýt mù lòa vì bố mẹ chiều, thường cho xem điện thoại hàng giờ

Đã có rất nhiều câu chuyện về tác hại của việc sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng… đối với trẻ nhỏ nhưng dường như…

101 mẹo dân gian nuôi con dễ ăn, dễ ngủ từ trong trứng cho đến tuổi thôi nôi

Với những mẹo nhỏ dưới đây đảm bảo các mẹ sẽ vô cùng nhàn khi nuôi con nhỏ.Thank you for reading this post, don’t forget to subscribe!…

9 lợi ích bất ngờ của cà phê với sức khỏe đã được kiểm chứng

Theo các nhà khoa học, uống cà phê điều độ không gây hại sức khỏe mà còn có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời.Thank you…

Không ngờ rằng 2 điểm này trên tay lại có thể chữa khỏi chứng đau vai gáy kinh niên, thật đáng tiếc rất nhiều người không biết

Đau vai gáy là bệnh thường gặp ở người cao tuổi và hiện nay gặp cả ở người trẻ, nhất là những nhân viên văn phòng do…

Chuyên gia cảnh báo: Tuyệt đối không được bỏ qua 8 dấu hiệu sau của mắt, nếu không “lăn đùng ra đó” lại hối không kịp

Mắt mờ hoặc chảy nước mắt không rõ lý do có thể là những dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về gan,…