Nhiều người phụ nữ đã áp dụng cách đặt vài lát gừng dưới gối trước khi đi ngủ, kết quả sáng hôm sau khiến ai cũng muốn tiếp tục lặp lại hành động này.
Gừng là một trong những loại gia vị thường thấy trong bất kì nhà bếp nào, nhất là bếp Việt. Thế nhưng, gừng không đơn thuần chỉ là gia vị nêm nếm cho món ăn thêm đậm đà mà nó còn là vị thuốc được dân gian công nhận từ xa xưa.
Từ lâu, người Việt Nam đã biết dùng gừng vào một số bài thuốc và dùng gừng đặt dưới gối như một thói quen trước khi đi ngủ. Vậy để gừng dưới gối có tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền, gừng là nguyên liệu có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế, tỳ, vị; loại củ này có tác dụng tiêu đàm, giải độc, tán hàn ôn trung. Và trong hầu hết các bài thuốc Đông y, dù bất kể bệnh hàn hay do nhiệt thì các thầy thuốc vẫn “kê đơn” chừng 5 lát gừng sống. Với tác dụng tuyệt vời cộng với mùi hương thơm ấm, gừng được đặt dưới gối như phương pháp giúp thư giãn và giúp ngủ ngon hơn.
Nhất là đối với chị em phụ nữ bị stress trong công việc, áp lực về việc nhà và căng thẳng khiến họ khó ngủ, gừng sẽ là phương án vô cùng hữu hiệu. Việc chị em phải làm chỉ là gói vài lát gừng vào một chiếc khăn mỏng và để dưới gối hoặc cạnh bên gối, chất lượng giấc ngủ sẽ được cải thiện rõ rệt.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn thêm một số phương pháp khác như nấu trà gừng để uống vào buổi sáng. Tuy nhiên vào buổi tối, bạn chỉ nên dùng gừng để dưới gối chứ không nên uống gừng bởi loại củ này lại không tốt cho sức khỏe nếu uống vào buổi tối. Vài lát gừng sẽ cho bạn mùi thơm dễ chịu, kích thích giấc ngủ của bạn cũng như gợi lên cảm giác thăng hoa trong đời sống tình dục.
Khả năng giải độc “thiên bẩm” của gừng còn làm cho không khí được thanh lọc trong lành, giúp chị em phụ nữ và người bạn đời của mình có được không gian ngủ lãng mạn và tốt cho sức khỏe nhất.
Một vài lợi ích khác của gừng:
– Chống lại cảm lạnh, nhất là đối với những người dầm mưa nhiều giờ liền
– Chữa phong hàn tê thấp hoặc đi tả
– Nấu cháo chữa cảm lạnh
– Chữa mất tiếng hoặc khàn giọng
– Chống say tàu xe hiệu quả
– Chữa trúng gió, tê buốt chân tay
– “Cắt cơn” ốm nghén trong những tháng đầu thai kỳ.
Lưu ý khi sử dụng gừng:
– Không nên gọt lớp vỏ bên ngoài của gừng mà rửa sạch rồi thái lát, việc này khiến công dụng của gừng được hiệu quả hơn.
– Gừng bị dập nát hoặc mọc mầm không nên sử dụng (khi ăn), bởi gừng dập và mọc mầm có thể sinh ra một số chất không tốt cho sức khỏe. Nhất là gừng mọc mầm có thể phát sinh lưu huỳnh, gây ảnh hưởng đến gan.
– Không nên ăn gừng vào buổi tối, không tốt cho sức khỏe.
– Vì tính ấm nóng, nếu ăn nhiều gừng sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nói chung và gây viêm ruột, tắc nghẽn ruột nói riêng.
– Phụ nữ mang thai không nên dùng quá nhiều gừng, mặc dù bạn có thể dùng một chút pha trà chống lại cơn ốm nghén.
Nếu bạn là người có nhiều suy nghĩ ngổn ngang, bạn mất ngủ do căng thẳng thì hãy áp dụng thử phương pháp để gừng dưới gối ngay tối nay. Biết đâu loại củ thân quen này lại mang đến điều kì diệu cho sức khỏe bạn!