“Trời ơi là trời, có ngu cũng phải chừa chỗ cho người khác ngu với chứ!” – chồng nhảy vào họng – Ai đời người đang sốt, đang mệt lại cho con …
Cách đây khoảng mấy tuần, con em bị sốt cao, hơi húng hăng ho một tí. Em có bế con ra tiệm mua thuốc chứ không cho con đi bác sĩ. Tại đây, người ta bảo con em bị viêm họng. Em về cho con uống thuốc theoliều họ kê cho. Nhưng sau hai hôm, con vẫn sốt ầm ầm, có khi đo được trên 39 độ, em sợ quá cho con đi khám ngay. Bác sĩ bảo con em đang bị sốt siêu vi. Sau đấy, bác có cho con hai liều thuốc, bảo về uống rồi ngay mai đến khám lại.
Hôm khám, em đi vào lúc sáng nên về tới nhà cũng đã trưa trờ trưa trật. Trời lại đang vào hè, nóng chang chảng muốn bể cả đầu. Cũng vì như vậy nên em sợ nắng nóng làm con sốt cao hơn, cứ thế quấn thằng bé kỹ lắm. Trên đường về, hai mẹ con ghé qua chợ mua đồ ăn, thấy hàng họ bán dừa tươi, em cũng xách về vài trái.
Về đến nhà, mở khăn trùm cho con ra thì người thằng bé đã nóng như bàn ủi để chế độ Max. Em lật đật chạy lấy nhiệt kế đo độ cho con. Kết quả chỉ trên 39 độ. Vì thấy sắp đến giờ cơm, bụng thằng bé đang đói, lại vừa nhét thuốc cách đây chỉ hơn 1 tiếng nên em chưa vội cho con uống thuốc. Sẵn thấy mấy trái dừa, nghĩ bụng nước dừa mát thể nào mà chẳng có tác dụng. Thế là em chặt dừa, lấy khoảng 1 ly cỡ vừa và bắt con uống hết.
Thằng bé uống xong xuôi, em mới an tâm đi nấu cơm. Ngờ đâu…
Khi nấu xong, em lên gọi con dậy thì người thằng bé mềm nhũn như bún, phản ứng yếu ớt cứ như người sắp chết đến nơi. Em hoảng hồn, tự gọi điện kêu taxi đưa con bệnh viện chứ cũng chẳng kịp gọi cho chồng.
Bác sĩ cấp cứu cho con em xong cũng mất cả tiếng. Trong lúc đợi, em có gọi cho chồng đến. Câu đầu tiên ổng mở miệng thăm hỏi là:
– Có mỗi đứa con cũng lo không xong. Sao bảo nó bị sốt siêu vi bình thường mà giờ lại vậy!
-Thì em cũng có biết đâu. Mới về, thấy người nó còn sốt, chặt nó trái dừa uống. Uống xong người mát rồi lăn ra ngủ cho mẹ đi nấu cơm. Nấu cơm xong, lên lay nó dậy thì người mềm lạnh như bún, gọi sao cũng…
– Trời ơi là trời, có ngu cũng phải chừa chỗ cho người khác ngu với chứ! – chồng nhảy vào họng – Ai đời người đang sốt, đang mệt lại cho uống nước dừa.
– Nước dừa thì liên quan gì? Thế mấy người bị nhiệt họ uống có sao đâu?
– Xì… Cái cô này! Hết nói nổi. Có hiểu là uống nước dừa khi người đang mệt, đang sốt thì không được không hả?
Biết mình đuối lý, nhưng em cứ cố chấp, cãi bừa chồng. Cũng may chồng em biết tính vợ nên không chấp. Sau 3 hôm, con em xuất viện, em có hỏi bác sĩ về việc này để rút kinh nghiệm thì bác cũng khuyên khi con cái hay bất kỳ ai nếu đang mệt, đang sốt thì đừng nên uống nước dừa.
Sau này, em có tìm hiểu thêm thì được biết:
Theo Đông y, nước dừa có vị ngọt, tính hàn, không độc. Nó có tác dụng giảm phù nề, trừ tiêu chảy, giải độc. Tuy nhiên, vì nước dừa có nhiều thấp khí nên thường gây trở ngại cho hoạt động của tạng tỳ. Người nào đang mệt, cơ thể suy yếu hoặc mới đi nắng về nếu uống nước dừa sẽ bất lợi bởi lúc đó các chức năng năng hoạt động bình thường của cơ thể sẽ bị rối loạn.
Ngoài ra, vì nước dừa có tính ngọt và béo nên uống quá nhiều sẽ không tốt. Trong khi đó, người bị sốt lại cần càng nhiều nước càng tốt để bù lại lượng nước đã mất. Thêm vào đó, đường trong nước dừa quá cao, nếu uống nhiều sẽ làm giảm hiệu lực hạ sốt và càng làm cho máu trở nên hạ thấp pH, vốn đã bị rối loạn do sốt cao. Quan trọng nhất, nước dừa quá nhiều chất béo. Một khi chất béo được chuyển hóa sẽ tạo ra khá nhiều chất trung gian hóa học PG. Các chất này có tính năng gây sốt khá cao. Vì thế, việc hạ sốt càng khó đạt được hiệu quả.
Tuy nhiên, nước dừa cũng là một loại nước tự nhiên rất tốt cho cơ thể. Nó chứa 0,3% protein, 0,2% chất béo, 4,7% đường và các chất khoáng như Ca, Na, Kali, P, Fe… vitamin C, PP. Do đó, nếu người khỏe mạnh có thể dùng nước dừa để giải khát sẽ rất tốt.
Những trường hợp không được uống nước dừa:
– Người đang đói hoặc sốt: Theo Đông y, uống nước dừa lúc này sẽ làm chậm chuyển hóa khiến cơ thể sẽ càng thêm mệt.
– Người bị hen suyễn: Vì nước dừa có tính dị ứng cao nên đối với các trường hợp bị hen suyễn, nguy cơ tái phát rất dễ xảy ra.
– Người vừa hoạt động thể dục quá sức: Nước dừa không bù lại được cân bằng điện giải, ngược lại còn làm giảm tốc độ chuyển hóa nên làm giảm khả năng hồi phục của cơ thể.
– Những người mắc chứng âm hư (người suy nhược với các dấu hiệu: da tái xanh, lạnh tay chân, ăn ít,…): Nước dừa sẽ làm cho chứng âm hư thêm tai hại.
– Bà bầu 3 tháng đầu và 3 tháng cuối: Nước dừa xiêm có tính âm, có tác dụng giải nhiệt, làm mát nên không tốt cho mẹ bầu trong những tháng đầu. Vào 3 tháng cuối, nếu mẹ dư ối cũng hạn chế uống nước dừa để tránh biến chứng đa ối.
– Ngoài ra, trẻ dưới 6 tháng cũng không thích hợp để dùng nước dừa như một thức uống giải khát. Vì đường ruột của em bé chưa đủ khả năng xử lý hết toàn bộ chất dinh dưỡng khó tiêu trong nước dừa. Thêm vào đó, các bé bị tiêu chảy, bị ngứa da, mề đay, dị ứng, người viêm mũi dị ứng, người bị sỏi mật, sỏi gan… cũng là những đối tượng không nên uống nước dừa.
Thời điểm không nên uống nước dừa:
Uống nước dừa vào buổi tối rất dễ khiến cơ thể bị lạnh, nhất là khi uống với nước đá vì bản thân nước dừa đã có tính âm.
Nguồn Internet