Bệnh lạc, ẩn tinh hoàn ở bé trai xảy xa không phải là hiếm, quan tâm đến sức khỏe tinh hoàn của bé trai sớm là điều phụ huynh nên quan tâm đặc biệt.
Bác sĩ Nguyễn Thế Lương – cho biết qua kiểm tra ở các trường mầm non trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội bác sĩ bất ngờ khi có gần 56 cháu bị tinh hoàn ẩn trong đó có những cháu bị ẩn cả hai tinh hoàn mà cha mẹ không biết.
Không kiểm tra tinh hoàn
Trường hợp của bé Nguyễn Thành Long trú tại Hoàn Kiếm, Hà Nội 3,5 tuổi được bố mẹ đưa vào bệnh viện Nhi trung ương phẫu thuật hạ tinh hoàn từ ổ bụng.
Mẹ của bé Long cho biết từ khi sinh con ra, không bao giờ chị để ý đến vùng kín của con.
Chị Hương mẹ của bé Long cho biết chị thấy con đi tiểu, đại tiện bình thường. Cháu ăn khoẻ, ngủ khoẻ và tắm cho con chị thấy hai bên tinh hoàn cân đối nên không bao giờ chị nghĩ con mình lại bị ẩn tinh hoàn.
Một lần, chị được cô giáo thông báo bác sĩ khám sức khoẻ kiểm tra sàng lọc bệnh lý nam ở trẻ em nam ở trường thì phát hiện cháu chỉ có 1 tinh hoàn bên phải, bên trái không có gì.
Cô giáo báo với phụ huynh, chị Hương tá hoả mang con đến bệnh viện kiểm tra kết quả cháu bị tinh hoàn ẩn, qua siêu âm bác sĩ phát hiện tinh hoàn của bé ẩn ở ổ bụng và làm phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn về vị trí cũ.
Hay như trường hợp của bé Cao Thái A. trú tại Đống Đa, Hà Nội còn tệ hơn khi bố mẹ của bé không hề phát hiện con không có “hòn ngọc”.
Dù con đến hơn 2 tuổi, bố mẹ bé vẫn tin bé bình thường. Một lần bé bị ốm viêm phổi đi kiểm tra bác sĩ vô tình phát hiện cháu có 1 tinh hoàn lạc trên ổ bụng, 1 tinh hoàn bị lạc gần vùng mu nên bác sĩ phải phẫu thuật nội soi hạ cả hai tinh hoàn về vị trí.
Trường hợp của của bé Thái A. và bé Thành, theo bác sĩ Nguyễn Thế Lương – Phó Giám đốc bệnh viện Thận Hà Nội không phải hiếm.
Hầu hết các bậc cha mẹ thường rất ít khi sờ nắn tinh hoàn của con kiểm tra có đủ hay không. Có trường hợp đến khi trưởng thành không có con mới phát hiện tinh hoàn còn treo trên ổ bụng.
Có những người nghĩ đó là bình thường, còn 1 bên vẫn có thể sinh con đến khi tinh hoàn ẩn ung thư hoá mới phát hiện đi phẫu thuật.
Nguy cơ ung thư
Theo bác sĩ Lương, tinh hoàn ẩn có các tổn thương tại chính các cấu trúc tinh hoàn như: đường kính của ống sinh tinh giảm, số lượng tế bào sinh tinh giảm và chậm trưởng thành, xơ hóa quanh ống và tổ chức mô.
Tinh hoàn ẩn có thể để lại rất nhiều hậu quả cho người mắc phải như:
Vô sinh: Nếu không được điều trị sớm, liên quan đến việc có mổ hay không mổ. Tỷ lệ không có tinh trùng 20-25% nếu tinh hoàn ẩn một bên, 60-80% nếu tinh hoàn ẩn cả 2 bên.
Nguyên nhân dẫn đến vô sinh là do bị tổn thương các cấu trúc như đã nói ở trên.
Loạn sản: Nguy cơ ung thư hóa ở tinh hoàn ẩn cao hơn rất nhiều so với tinh hoàn bình thường, do đó việc hạ tinh hoàn nhằm đưa nó trở về bình thường có tác dụng làm giảm nguy cơ này.
Ngoài ra, tinh hoàn ẩn có thể dẫn đến các biến chứng như xoắn vặn tinh hoàn, chấn thương vỡ tinh hoàn.
Bác sĩ Nguyễn Thế Lương cho biết trong đợt khám miễn phí bộ phận sinh dục cho bé trai nhóm 3 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội vào tháng 3-4/2016.
Đoàn bác sĩ nam khoa đã tiến hành khám cho 1.286 trẻ, nhưng chỉ có 389 trẻ bình thường (khoảng 30,2%). Gần 49% trẻ có nghi ngờ cần can thiệp chuyên sâu, hơn 200 trẻ bị viêm nhiễm.
Tinh hoàn ẩn là một dị tật bẩm sinh chiếm khoảng 3% ở trẻ sơ sinh nam đủ tháng và có thể lên đến 30% ở trẻ sinh thiếu tháng.
Trường hợp người bệnh có tinh hoàn ẩn trong ổ bụng, xu hướng mổ càng sớm càng tốt để tránh biến chứng teo tinh hoàn và biến chứng ung thư (20% tinh hoàn trong ổ bụng ở người trưởng thành có biến chứng ung thư).
Nếu để tình trạng này kéo dài ở trẻ em, tinh hoàn sẽ mất dần chức năng…
Vì vậy khi phụ huynh thấy trẻ nam không có tinh hoàn trong bìu hay các bất thường khác liên quan, nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa khám, theo dõi và điều trị kịp thời để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
Nguồn myeva