[CẢNH BÁO]-Nói không với thịt ốp pô từ ngay bây giờ

Nghiên cứu chỉ ra rằng đừng bao giờ bọc thức ăn trong giấy nhôm
Xoong nồi nhôm không gây ra một vấn đề nghiêm trọng, nhưng lá nhôm đang khiến chúng ta phơi nhiễm vượt quá mức cho phép.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Bạn đang chuẩn bị dụng cụ để chế biến món nướng? Đừng bao giờ nghĩ đến việc bọc cá, thịt hay rau với giấy nhôm thêm một lần nào nữa. Nhiên cứu của Ghada Bassioni, một phó giáo sư đến từ Đại học Ain Shams, Ai Cập đã chỉ ra rằng việc bọc giấy nhôm để chế biến thức ăn sẽ tạo ra con đường thuận lợi nhất khiến kim loại này nhiễm vào cơ thể và gây hại.

nghien-cuu-chi-ra-rang-dung-bao-gio-boc-thuc-an-trong-giay-nhom
Thịt ốp pô

Dùng lá nhôm trong chế biến thực phẩm khiến chúng ta phơi nhiễm với kim loại này vượt quá mức cho phép

Dùng lá nhôm trong chế biến thực phẩm khiến chúng ta phơi nhiễm với kim loại này vượt quá mức cho phép

Trên thực tế, nhôm không chỉ xuất hiện trong các lá bọc thực phẩm. Việc là một nguyên liệu giá rẻ và dẫn nhiệt tốt khiến nhôm được sử dụng để chế tạo các dụng cụ nấu ăn như xoong, nồi, muỗng… Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng xoong nồi nhôm không gây ra một vấn đề nghiêm trọng. Ngược lại, lá nhôm bọc thực phẩm đang khiến chúng ta phơi nhiễm với kim loại này vượt quá mức cho phép của Tổ chức Y tế thế giới.

Sự ảnh hưởng của nhôm đến sức khỏe

Cơ thể con người có thể bài tiết một lượng nhỏ nhôm rất hiệu quả. Điều này có nghĩa là việc phơi nhiễm với một lượng tối thiểu kim loại nhôm không phải là vấn đề. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo một mức an toàn là 40 mg nhôm trên một kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Vì vậy, nếu bạn nặng 60 kg, lượng cho phép sẽ là 2.4 gam.

Mặc dù vậy, hầu hết chúng ta phơi nhiễm và ăn phải nhôm nhiều hơn so với mức an toàn này. Nhôm hiện nay có trong mọi loại thực phẩm từ ngô, phô mai vàng, muối, rau thơm, gia vị và cả trà. Nó cũng là vật liệu để tạo ra dụng cụ làm bếp, có mặt trong cả dược phẩm như thuốc chống axit và chất chống mồ hôi. Một hợp chất của nhôm là nhôm sulfate hiện nay cũng thường được sử dụng để làm sạch nước uống.

Điều này đặt ra cho các nhà khoa học nhiệm vụ tìm hiểu xem liệu việc tiếp xúc với nhôm có thể gây ra mối đe dọa nào tới sức khỏe con người. Một nồng độ cao của nhôm đã được phát hiện trong các mô não của bệnh nhân Alzheimer.

nghien-cuu-chi-ra-rang-dung-bao-gio-boc-thuc-an-trong-giay-nhom-1
Nhôm được chứng minh có liên quan đến bệnh Alzheimer

Đây được nhận định là một căn bệnh hiện đại phát triển từ sự thay đổi điều kiện sống, mà liên quan đến xã hội công nghiệp. Những điều kiện sống này có thể bao gồm cả việc tiếp xúc rất nhiều và phơi nhiễm nồng độ cao với nhôm trong đời sống hàng ngày.
Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu cũng chỉ ra nhôm đặt ra cả những nguy cơ khác về sức khỏe. Nồng độ cao của nhôm có thể gây ra bệnh xương hoặc suy thận. Nó cũng làm giảm tốc độ tăng trưởng của tế bào não ở con người.

Dụng cụ làm bếp bằng nhôm có thể an toàn nhưng hãy tránh nhôm lá

Như đã nói, hiện nay xoong và nồi nhôm được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến. Tuy nhiên, chúng có một đặc điểm là lớp nhôm bên ngoài đã bị oxy hóa, tạo thành một lớp oxit trơ, ngăn không cho nhôm phát tán vào thức ăn trong khi nấu.

nghien-cuu-chi-ra-rang-dung-bao-gio-boc-thuc-an-trong-giay-nhom-2
Dụng cụ từ nhôm

Các dụng cụ làm bếp bằng nhôm không gây ra vấn đề lớn

Chỉ có một vấn đề là khi cọ rửa, lớp oxit này có thể sẽ bị mòn đi và nhôm có thể ngấm trở lại thức ăn của bạn. Điều này có thể khắc phục bằng cách đun sôi nồi nhôm với nước vài lần trước khi sử dụng. Khi lớp nhôm mờ và mất dần ánh kim, oxit đã hình thành và bạn có thể yên tâm lớp nhôm phía trong và thức ăn của mình đã được bảo vệ.

Tuy nhiên, các lá nhôm sử dụng trong chế biến đồ nướng lại là một câu chuyện khác. Những lá nhôm mỏng và được sử dụng duy nhất một lần. Bạn sẽ không thể tạo ra lớp oxit trơ trước khi sử dụng chúng. Nghiên cứu của Đại học Ain Shams, Ai Cập chỉ ra rằng chế biến với lá nhôm đã khiến kim loại nhiễm vào thức ăn ở mức vượt quá giới hạn cho phép của Tổ chức Y tế thế giới.

Nhôm cũng có thể ngấm vào thức ăn ở mức độ cao hơn, nếu thực phẩm có tính axit như chanh hoặc nước ép cà chua. Đối với các thực phẩm có tính kiềm như cồn hoặc muối, mức độ là thấp hơn. Vì vậy, gia vị bạn sử dụng để ướp thực phẩm trong giấy nhôm có thể khiến nhôm bị rửa trôi nhiều hơn. Bất cứ một gia vị có tính axit nào sẽ thúc đẩy quá trình này.

nghien-cuu-chi-ra-rang-dung-bao-gio-boc-thuc-an-trong-giay-nhom-4
Lựa chọn giấy nhôm để bọc món nướng

Lựa chọn giấy nhôm để bọc món nướng không phải điều khôn ngoan

Bây giờ, bạn đã biết lí do tại sao lựa chọn giấy nhôm để bọc món nướng không phải điều khôn ngoan. Thay vào đó, các nhà khoa học khuyến cáo chúng ta nên dùng dụng cụ thủy tinh hoặc sứ khi chuẩn bị các món nướng.

Sử dụng lá nhôm nên được hạn chế, nó phần nào vẫn còn an toàn để bọc thực phẩm nguội, nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Bạn đừng bao giờ bọc thực phẩm với nhôm trước khi chế biến, bởi với sự tham gia của nhiệt độ và cả loại gia vị bạn đã ướp, nhôm sẽ bắt đầu thấm vào thực phẩm và gây hại.

Related Posts

Chàng trai 28 tuổi mắc 16 căn bệnh do ăn nhiều mì tôm và thức khuya

Thêm một lời cảnh tỉnh nữa dành cho giới trẻ thường xuyên thức khuya và ăn thức ăn nhanh.Thank you for reading this post, don’t forget to…

Bé gái 4 tuổi mất thị lực, suýt mù lòa vì bố mẹ chiều, thường cho xem điện thoại hàng giờ

Đã có rất nhiều câu chuyện về tác hại của việc sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng… đối với trẻ nhỏ nhưng dường như…

101 mẹo dân gian nuôi con dễ ăn, dễ ngủ từ trong trứng cho đến tuổi thôi nôi

Với những mẹo nhỏ dưới đây đảm bảo các mẹ sẽ vô cùng nhàn khi nuôi con nhỏ.Thank you for reading this post, don’t forget to subscribe!…

9 lợi ích bất ngờ của cà phê với sức khỏe đã được kiểm chứng

Theo các nhà khoa học, uống cà phê điều độ không gây hại sức khỏe mà còn có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời.Thank you…

Không ngờ rằng 2 điểm này trên tay lại có thể chữa khỏi chứng đau vai gáy kinh niên, thật đáng tiếc rất nhiều người không biết

Đau vai gáy là bệnh thường gặp ở người cao tuổi và hiện nay gặp cả ở người trẻ, nhất là những nhân viên văn phòng do…

Chuyên gia cảnh báo: Tuyệt đối không được bỏ qua 8 dấu hiệu sau của mắt, nếu không “lăn đùng ra đó” lại hối không kịp

Mắt mờ hoặc chảy nước mắt không rõ lý do có thể là những dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về gan,…