Cảnh báo: Dùng son môi kém chất lượng có thể gây vô sinh ở nữ giới

Son môi là công cụ làm đẹp tự tin của nhiều chị em, những bản chất nó chứa nhiều hợp chất hóa học nguy hiểm đến sức khỏe con người, đặc biệt làm giảm hoạt động của cơ tim, gây vô sinh ở nữ giới.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Son môi nhiễm hóa chất, nhiễm chì

Bác sĩ chuyên khoa II Lê Kim Lộc, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng cho biết thời gian qua nơi đây tiếp nhận và điều trị nhiều bệnh nhân gặp các vấn đề viêm da, mẩn ngứa, kích ứng có liên quan đến thói quen sử dụng mỹ phẩm, đặc biệt là son môi.

Nguy cơ nhiễm độc hóa chất, nhất là nhiễm độc chì, từ son môi rất cao. Hóa chất độc hại có trong son môi, kể cả son dưỡng, đặc biệt là hàng nhái, kém chất lượng, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm da, mẩn ngứa, dị ứng, kích ứng… ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

son-2-bb-baaacXBn6q
Trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều son nhiễm chì.

Nguy cơ nhiễm độc không chỉ ở son môi không rõ nguồn gốc mà ngay cả những sản phẩm có thương hiệu cũng gây bệnh. Cách đây không lâu, ở Mỹ đã phát hiện hơn 400 sản phẩm son môi có tiếng bị nhiễm độc chì, trong đó có nhiều nhãn hiệu đang có bán tại Việt Nam.

Họa cho môi nếu sử dụng son kém chất lượng

Viêm da, mẩn ngứa

Các chuyên gia cho biết, nguy cơ nhiễm độc hóa chất, nhất là nhiễm độc chì từ son môi rất cao. Lượng hóa chất có trong son dưỡng, nhất là các loại son dưỡng kém chất lượng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm da, mẩn ngứa, dị ứng, kích ứng… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của chúng mình.

son-3-bb-baaacu4ZRa
Dùng nhiều son nhiễm chì khiến môi bạn bị thâm đen.

Sâu răng vì son môi

Trong các loại son dưỡng môi có chứa dầu cứng, là một chất làm phế tích men răng. Đặc biệt, đối với các loại son dưỡng kém chất lượng, hàm lượng chất này thường cao hơn gấp nhiều lần. Khi chúng ta sử dụng thường xuyên với hàm lượng lớn, chất paraffin có trong đó sẽ dính vào bề mặt răng, gắn kết và tạo điều kiện phát triển cho vi khuẩn truyền nhiễm, tạo nên các vết nứt nhỏ trong men răng và dẫn đến sâu răng.

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Son môi có chứa rất nhiều chất độc hại và có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể chúng ta, trong đó có hệ tiêu hóa. Chì và đồng trong son môi có thể gây ra các phản ứng với enzyme có trong dạ dày. Nó gây nên tình trạng nhiễu loạn, làm phá vỡ các hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa.

son-6-bb-baaacVzD1z
Chì và đồng trong son môi gây hại cho hệ tiêu hóa của bạn.

Không chỉ thế, nếu sử dụng son dưỡng quá nhiều, lượng asen trong son môi vượt mức quy định, nó có thể gây hại trực tiếp cho các cơ quan quan trọng trên cơ thể chúng ta.

Khả năng gây ung thư

Son môi, kể cả son dưỡng không màu đều có chứa chì – một hóa chất có độc tính khá cao. Ngoài chì, các loại son còn chứa các kim loại nặng khác như niken, đồng, asen, crôm, coban… Khi chúng ta thoa son lên môi, một trong số các chất độc hại trên sẽ được hấp thu và đi vào cơ thể ngay tại môi.

Không chỉ thế, phần hóa chất còn lại vẫn có thể gây hại bằng cách hấp thụ qua các sắc tố của da hoặc gây phản ứng với hóa chất khác có trong môi trường và gây ra chứng phát ban trên môi. Đặc biệt, một lượng lớn chì và đồng từ son dưỡng sẽ cùng thực phẩm đi vào bên trong cơ thể chúng ta và dẫn đến nguy cơ ung thư.

Nguy cơ vô sinh

Độc tố có trong son môi, nhất là các loại son giả, son kém chất lượng có ảnh hưởng cả đến chức năng sinh sản của nữ giới. Nguyên nhân là do lượng hóa chất trong các loại son, dù ít hay nhiều đều có thể gây ảnh hưởng nếu sử dụng lâu.

Trong son có chứa rất nhiều hóa chất độc hại như triclosan, cadmium, chì, mathacrylate, parabens… Trong đó, triclosan có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của cơ quan sinh sản ở nữ giới, thậm chí có thể gây vô sinh. Vì thế, khi lựa chọn son dưỡng, các bạn nên chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng của các nhãn hiệu uy tín và xem kỹ thành phần.

son-1-bb-baaac6If5O
Sử dụng son môi nhiễm độc có nguy cơ gây vô sinh.

Muốn nhận biết son có chì nhiều hay ít, khi mua có thể thoa lớp son mỏng lên tay, dùng nhẫn vàng chà nhẹ lên lớp son. Nếu son có độ chì lớn, màu son trên tay sẽ chuyển sang màu xám. Độ xám càng đậm chứng tỏ son càng nhiều chì.

Related Posts

Chàng trai 28 tuổi mắc 16 căn bệnh do ăn nhiều mì tôm và thức khuya

Thêm một lời cảnh tỉnh nữa dành cho giới trẻ thường xuyên thức khuya và ăn thức ăn nhanh.Thank you for reading this post, don’t forget to…

Bé gái 4 tuổi mất thị lực, suýt mù lòa vì bố mẹ chiều, thường cho xem điện thoại hàng giờ

Đã có rất nhiều câu chuyện về tác hại của việc sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng… đối với trẻ nhỏ nhưng dường như…

101 mẹo dân gian nuôi con dễ ăn, dễ ngủ từ trong trứng cho đến tuổi thôi nôi

Với những mẹo nhỏ dưới đây đảm bảo các mẹ sẽ vô cùng nhàn khi nuôi con nhỏ.Thank you for reading this post, don’t forget to subscribe!…

9 lợi ích bất ngờ của cà phê với sức khỏe đã được kiểm chứng

Theo các nhà khoa học, uống cà phê điều độ không gây hại sức khỏe mà còn có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời.Thank you…

Không ngờ rằng 2 điểm này trên tay lại có thể chữa khỏi chứng đau vai gáy kinh niên, thật đáng tiếc rất nhiều người không biết

Đau vai gáy là bệnh thường gặp ở người cao tuổi và hiện nay gặp cả ở người trẻ, nhất là những nhân viên văn phòng do…

Chuyên gia cảnh báo: Tuyệt đối không được bỏ qua 8 dấu hiệu sau của mắt, nếu không “lăn đùng ra đó” lại hối không kịp

Mắt mờ hoặc chảy nước mắt không rõ lý do có thể là những dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về gan,…