Cách phòng chống bệnh cảm lạnh để có một mùa đông khỏe mạnh

Cảm lạnh là căn bệnh rất thường gặp, đặc biệt trong mùa lạnh. Nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng chống bệnh cảm lạnh để có một mùa đông khỏe mạnh bằng những phương pháp rất đơn giản sau.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!
Cảm lạnh là căn bệnh rất thường gặp, đặc biệt trong mùa lạnh
Cảm lạnh là căn bệnh rất thường gặp, đặc biệt trong mùa lạnh

Bệnh cảm lạnh thường bị nhầm lẫn với cảm cúm do có nhiều biểu hiện tương đồng. Bệnh cảm lạnh chủ yếu ảnh hưởng đến mũi, họng và xoang, các triệu chứng này là do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với virus. Cảm lạnh là căn bệnh truyền nhiễm thường gặp nhất ở người và thường kéo dài trong vòng 1 tuần.

Khi bị cảm lạnh, người bệnh sẽ có các biểu hiện như đau họng, viêm họng, sau đó chuyển sang sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi. Nước mũi có thể có màu trong suốt hoặc màu vàng, xanh, và dịch đặc hơn khi cảm nặng, mũi bị viêm, nhiễm trùng. Người bệnh có thể bị sốt nhẹ, người bứt rứt khó chịu. Bệnh có thể biến chứng thành ù tai, viêm tai giữa, nghẹt mũi,…

Dưới đây là 10 cách đơn giản giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng hay mắc bệnh cảm lạnh trong mùa đông:

1. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ có mối quan hệ mật thiết tới chất lượng sức khỏe và tinh thần của mỗi người. Ngủ đủ giấc ít nhất 7 tiếng mỗi đêm giúp chúng ta duy trì cơ thể khỏe mạnh và phòng chống bệnh cảm lạnh. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, nếu ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm sẽ tăng nguy cơ bị cảm lạnh lên gấp 6 lần so với người ngủ 7 tiếng.

Ăn các loại rau xanh đậm trong mùa đông để tăng cường miễn dịch và khả năng chống chọi của cơ thể với các kích thích từ môi trường
Ăn các loại rau xanh đậm trong mùa đông để tăng cường miễn dịch và khả năng chống chọi của cơ thể với các kích thích từ môi trường

2. Ăn nhiều rau màu xanh đậm

Các loại rau có màu xanh đậm như rau chân vịt, súp lơ xanh… được các bác sĩ và các nhà dinh dưỡng học khuyến khích sử dụng trong bữa ăn bởi chúng giúp làm tăng hệ miễn dịch và khả năng chống chọi của cơ thể với các kích thích từ môi trường. Do đó mà nguy cơ bị cảm lạnh cũng giảm xuống.

3. Ăn đủ chất, đủ bữa

Bên cạnh việc duy trì chế độ ăn cân bằng lượng tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ để tăng cường sức khỏe cho cơ thể từ bên trong bạn cần uống đủ nước, đồng thời bổ sung vitamin C từ những nguồn tự nhiên như nước cam, nước chanh nhằm tăng cường hệ miễn dịch.

4. Sử dụng thêm các loại gia vị có tính kháng khuẩn

Gia vị không chỉ giúp món ăn thơm ngon hơn, mà còn có tác dụng rất tốt tới sức khỏe. Tỏi là một ví dụ điển hình. Trong tỏi có chứa allicin, có khả năng chống virus, vi khuẩn và kháng viêm rất tốt, làm giảm khả năng bị cảm cúm. Nghệ cũng nằm trong top đầu những chất chống viêm tự nhiên an toàn trong thức ăn. Hạt tiêu, ớt, gừng cũng là những gia vị nóng giúp làm ấm cơ thể, giảm chất nhầy, giảm nghẹt mũi. Còn hành cũng là một phương thuốc giải cảm hữu hiệu được dân gian sử dụng từ ngàn đời nay.

5. Bổ sung vitamin D

Nghiên cứu của TS. Mitsuyoshi Urashima ở Trường Đại học Y Jikei (Tokyo, Nhật Bản) cho thấy việc bổ sung vitamin D vào mùa đông và đầu mùa xuân không chỉ giúp “khử” các đợt tấn công ở những người đã có tiền sử hen suyễn mà còn ít bị các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh.

6. Giữ gìn vệ sinh

Cảm lạnh không chỉ lây nhiễm từ người này sang người khác khi hắt hơi hoặc ho mà còn có khả năng lây nhiễm cao hơn từ việc tiếp xúc với các bề mặt bị nhiễm trùng như tay nắm cửa, bắt tay…  Vì thế, cách phòng chống bệnh đơn giản mà hữu hiệu nhất là rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc từ chỗ tiếp xúc công cộng trở về, sau khi tiếp xúc với người bị bệnh.

Ngoài ra, việc súc họng bằng nước muối 3 lần/ngày cũng sẽ giúp bạn giảm 36% nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh so với những người không làm việc này.

Cách phòng chống bệnh cảm lạnh đơn giản nhất là giữ gìn vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi tiếp xúc những nơi công cộng
Cách phòng chống bệnh cảm lạnh đơn giản nhất là giữ gìn vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi tiếp xúc những nơi công cộng

7. Hạn chế bia rượu và các chất kích thích

Bia rượu không hề giết chết vi trùng như các “đệ tử lưu linh” thường truyền tai nhau mà những chất kích thích này còn ức chế hệ miễn dịch khiến bạn dễ nhiễm trùng hơn.

Còn việc hút thuốc lá không chỉ gây hại cho bạn mà còn cả những người xung quanh, nó gây kích ứng đường hô hấp, khiến bạn nhạy cảm hơn với sự tấn công của virus và sự nhiễm trùng của đường hô hấp.

8. Bổ sung lợi khuẩn cho đường tiêu hóa

Những người bổ sung lợi khuẩn thường xuyên có nguy cơ bị cảm lạnh ít hơn 35% so với những người không hoặc hiếm khi bổ sung lợi khuẩn. Trong đường ruột của cơ thể người có rất nhiều tế bào miễn dịch, và lợi khuẩn được bổ sung (qua sữa chua, các đồ ăn có lợi khuẩn,…) có thể kết hợp với các tế bào này, làm tăng cường hệ miễn dịch, giúp phòng chống bệnh cảm lạnh.

9. Giữ ấm cơ thể

Việc giữ cho cơ thể được ấm áp và khô ráo là vô cùng cần thiết để phòng chống cảm lạnh trong mùa đông sắp tới cũng như tất cả các thời điểm khác trong năm. Chúng ta nên mặc áo ấm, chắn gió, đeo khẩu trang, quàng khăn kĩ khi ra đường trời lạnh. Không nên ngâm mình trong nước quá lâu và nên lau khô người, mặc ấm sau khi tắm xong.

Theo tamsuvagiadinh

Related Posts

Chàng trai 28 tuổi mắc 16 căn bệnh do ăn nhiều mì tôm và thức khuya

Thêm một lời cảnh tỉnh nữa dành cho giới trẻ thường xuyên thức khuya và ăn thức ăn nhanh.Thank you for reading this post, don’t forget to…

Bé gái 4 tuổi mất thị lực, suýt mù lòa vì bố mẹ chiều, thường cho xem điện thoại hàng giờ

Đã có rất nhiều câu chuyện về tác hại của việc sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng… đối với trẻ nhỏ nhưng dường như…

101 mẹo dân gian nuôi con dễ ăn, dễ ngủ từ trong trứng cho đến tuổi thôi nôi

Với những mẹo nhỏ dưới đây đảm bảo các mẹ sẽ vô cùng nhàn khi nuôi con nhỏ.Thank you for reading this post, don’t forget to subscribe!…

9 lợi ích bất ngờ của cà phê với sức khỏe đã được kiểm chứng

Theo các nhà khoa học, uống cà phê điều độ không gây hại sức khỏe mà còn có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời.Thank you…

Không ngờ rằng 2 điểm này trên tay lại có thể chữa khỏi chứng đau vai gáy kinh niên, thật đáng tiếc rất nhiều người không biết

Đau vai gáy là bệnh thường gặp ở người cao tuổi và hiện nay gặp cả ở người trẻ, nhất là những nhân viên văn phòng do…

Chuyên gia cảnh báo: Tuyệt đối không được bỏ qua 8 dấu hiệu sau của mắt, nếu không “lăn đùng ra đó” lại hối không kịp

Mắt mờ hoặc chảy nước mắt không rõ lý do có thể là những dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về gan,…