Ít ai ngờ rằng những thói quen tưởng chừng vô cùng quen thuộc như nặn mụn đầu đen, gãi ngứa do muỗi đốt, nhổ tóc bạc lại mang đến những nguy hiểm khôn lường.
1. Nặn mụn đầu đen
Bụi bẩn, bã nhờn kết hợp với dầu thừa trên da tạo thành nhân mụn. Sau một thời gian tiếp xúc với không khí, nhân mụn này bị oxy hóa chuyển sang màu đen. Loại mụn đầu đen này thường xuất hiện quanh trán, cằm và 2 bên cánh mũi. Thông thường khi mụn đầu đen xuất hiện mọi người thường dùng tay để nặn ngay lập tức, nhưng ít người biết rằng thói quen này lại vô tình khiến tình trạng mụn trở nên nặng hơn, có thể phát triển thành mụn mủ. Nguyên nhân do chứa dầu đồng thời lượng vi khuẩn vô hình gây bít lỗ chân lông gây nên tình trạng mụn ngày càng xấu.
2. Cắt, cắn móng tay quá sâu
Mỗi khi móng tay dài, xước móng rô, da bị bong nhiều người cảm thấy “ngứa răng” và ngay lập tức cắn hoặc cắt khiến chúng bị tổn thương. Việc cắt móng quá sâu, nhất là cắt sát vào hai bên cạnh của móng sẽ khiến phần móng tay, chân kích thích mọc ngược vào bên trong gây hậu quả móng chân cắm vào thịt gây đau nhức, chảy máu. Bên cạnh đó việc cắt, cắn móng quá sâu còn vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm, chảy mủ.
3. Nhổ tóc bạc
Đối với những người trẻ tuổi thì khi nhìn thấy vài sợi tóc bạc trên đầu sẽ vô cùng hoảng sợ và tìm cách “tiêu diệt” chúng ngay lập tức bằng cách nhổ sạch. Tuy nhiên việc này chỉ làm mất sợi tóc bạc tạm thời, còn sợi tóc mới mọc lại vẫn có màu bạc. Ngoài ra, khi nhổ tóc bạc sẽ làm mất đi lớp màng bao quanh tóc dẫn đến các sợi tóc sẽ mọc ngược vào trong gây ngứa ngáy khó chịu, mọc mụn trên da dầu. Chưa kể việc nếu kéo mạnh sợi tóc sẽ gây tổn thương cho da dầu và nang tóc. Nếu cứ tiếp tục lặp lại thói quen sẽ khiến tóc mọc chậm và mỏng dần.
4. Gãi vết muỗi đốt
Mỗi khi bị muỗi đốt, chúng ta thường có cảm giác ngứa và phản xạ đầu tiên chúng ta làm chính là đưa tay lên gãi. Chính việc này lại vô tình làm xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn trong mong tay xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng. Chính vì vậy, nếu cảm thấy ngứa do muỗi đốt hãy hạn chế gãi thay vào đó là bôi thuốc hoặc dùng 1 viên đá lạnh chườm vào vết muỗi đốt là có thể giảm cảm giác ngứa ngay lập tức.
5. Chọc thủng phần bị rộp
Khi da bị cọ sát nhiều sẽ tạo nên vết phồng rộp có hình dạng như bong bóng nước, khi đó bạn đừng dại dột mà chọc thủng chúng. Khi bị bỏng, phồng rộp thì lớp da trên cùng đã chết hoàn toàn, lớp da non dưới cùng vẫn chưa thể hoàn toàn “chống chọi” với môi trường bên ngoài. Nên việc chọc thủng vết phồng rộp sẽ làm lộ lớp da non ra ngoài, khi đó vi khuẩn, chất độc sẽ xâm nhập vào bên trong cơ thể khiến chúng ta dễ dàng bị viêm nhiễm.
Trong trường hợp nếu chân bị phồng rộp, bạn hãy ngâm chân vào nước muối loãng, sau đó rửa sạch lau khô nhẹ rồi thoa một lớp mỡ kháng sinh và băng lại. Vài ngày sau, vết thương sẽ lành hẳn, lúc bạn bạn chỉ cần dùng nhíp tiệt trùng và kéo để cắt bỏ lớp da chết.
Theo Blog Tâm Sự