Theo các chuyên gia y tế thì tính đắng của các thực phẩm có vị đắng góp phần tích cực trong hoạt động tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh như suy giảm miễn dịch, bệnh tiểu đường…
Nhiều người thường bỏ qua thực phẩm có vị đắng vì chúng tương đối khó ăn. Nhưng thực tế, những thực phẩm này lại rất tốt cho sức khỏe và cũng không quá đắng đến nỗi không thể ăn được. Vị đắng trong các thực phẩm đó thực chất cũng là một chất dinh dưỡng, nó gửi một phản ứng hóa học trong khắp cơ thể và có nhiều lợi ích sức khỏe. Khi chế biến thức ăn, nếu bạn cố gắng làm giảm tính đắng của các thực phẩm này bằng cách bỏ thêm đường hoặc chất tạo ngọt thì tức là bạn cũng đang tìm cách “tiêu diệt” phần lớn lợi ích sức khỏe của các thực phẩm này .
Theo các chuyên gia y tế thì tính đắng của các thực phẩm này góp phần tích cực trong hoạt động tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh như tình trạng viêm, suy giảm miễn dịch, bệnh tiểu đường…
Dưới đây là một vài lợi ích sức khỏe của các thực phẩm có vị đắng.
1. Giúp hấp thụ chất dinh dưỡng
Mặc dù vị đắng ở thực phẩm thường khiến nhiều người cảm thấy khó chịu nhưng sự tương tác giữa các thành phần tạo ra vị đắng trong thực phẩm và các thụ thể cảm nhận vị đắng trong cơ thể sẽ kích thích sản xuất axit trong dạ dày (axit dạ dày). Điều này giúp kích thích tiêu hóa và hỗ trợ việc tiêu hóa thức ăn trong cơ thể.
Chuyên gia dinh dưỡng Nicole Dube của Halifax cho biết, “thực phẩm có vị đắng giúp kích thích thụ thể vị giác trên lưỡi, sau đó kích thích sản xuất enzyme và dòng chảy của mật. Nó giúp thực phẩm được tiêu hóa tốt hơn, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn”. Dube cũng khuyến nghị bạn nên ăn các thực phẩm này nếu bạn gặp vấn đề về tiêu hóa.
2. Tái tạo máu
Thực phẩm có vị đắng giúp cân bằng của các vi khuẩn trong đường ruột. Nhờ đó nó có thể ức chế các vi khuẩn có hại và giúp vi khuẩn có lợi sinh sôi nhiều hơn để cải thiện chức năng của đường ruột, đặc biệt là chức năng tạo máu của đường ruột và tủy xương.
Đó chính là lý do tại sao ăn các thực phẩm có vị đắng lại có tác dụng cải thiện tình trạng thiếu máu ở một số người.
3. Làm sạch cơ thể
Các thực phẩm đắng có chứa hàm lượng chất xơ phong phú nên có thể giúp làm sạch các chất thải lọc qua đường tiêu hóa. Các loại thực phẩm này cũng chứa các hợp chất lưu huỳnh nên đồng thời cũng giúp giải độc tự nhiên trong gan, giữ cho cơ thể sạch sẽ, giảm các chất thải độc tích tụ trong cơ thể.
Ngoài ra, thực phẩm có vị đắng còn được đánh giá cao ở tác dụng giảm nhiệt cho cơ thể, nhờ đó nó có thể đem lại lợi ích chống viêm, thư giãn ruột và loại bỏ các chất độc bài tiết ra khỏi cơ thể, tránh nguy cơ mắc bệnh trĩ, táo bón…
4. Kích thích sự trao đổi chất
Các loại thực phẩm cay đắng và các loại thảo mộc như trà xanh đã được chứng minh có thể thúc đẩy sự trao đổi chất diễn ra trong cơ thể. Một nghiên cứu báo cáo trong Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ phát hiện ra rằng trà xanh làm tăng sự trao đổi chất 4% trong khoảng thời gian 24 giờvà uống trà xanh là một trong những cách dễ nhất để tăng tốc sự trao đổi chất của bạn.
Các thực phẩm có vị đắng cũng đã được chứng minh có thể ức chế sự hấp thụ chất béo – chuyển động glucose thành tế bào mỡ, giảm lượng đường hấp thụ vào cơ thể sau mỗi bữa ăn, ngăn chặn kháng insulin, lưu trữ chất béo và giảm sự thèm ăn một cách tự nhiên. Vì vậy, loại thực phẩm này còn có tác dụng giảm cân hiệu quả.
5. Chống lại các gốc tự do và kích thích chức năng miễn dịch
Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng thực phẩm có vị cay đắng như sôcôla đen có thể giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Hầu hết các thực phẩm cay đắng đều có chứa một lượng lớn vitamin B17 có khả năng mạnh mẽ để tiêu diệt tế bào ung thư.
Ngoài ra, các thực phẩm này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác tốt cho sức khỏe như beta-carotene cho làn da khỏe mạnh, folate cho một hệ thống thần kinh khỏe mạnh, vitamin K đông máu khỏe mạnh và phyto – hóa chất giúp giảm viêm… Nhờ đó, ăn thực phẩm cay, đắng còn giúp bạn quản lý cholesterol trong cơ thể, cân bằng kích thích tố, giải độc máu và chuyển hóa chất béo thành năng lượng.
Danh sách một số loại thực phẩm có vị đắng mà bạn nên ăn: Cải xoăn, sôcôla đen, cà phê, rau thì là, mè, cải ngựa, cải xoong, mùi tây, củ cải, cây lô hội, rau mùi, arugula, mướp đắng, nghệ, hạt cỏ cà ri, rau lá xanh, rau diếp…