Uống một tách cà phê vào mỗi buổi sáng có thể giúp bạn tỉnh táo hơn, tuy nhiên, uống sai thời điểm lại gây phản tác dụng.
Uống cà phê sau 9h sáng sẽ tốt hơn vì nó thúc đẩy cơ thể sản sinh cortisol.
Cà phê là một thức uống phổ biến ở nhiều quốc gia. Có lẽ không có một chất kích thích nào được sử dụng rộng rãi và hợp pháp trên toàn thế giới như loại thức uống này. Cà phê có thể được bày bán dưới dạng hạt, dạng bột, dạng thức uống… tại khắp các cửa hàng, siêu thị. Bất kỳ ai cũng có thể mua cho mình một tách cà phê vào mỗi sáng.
Thành phần chủ yếu của cà phê là cafein. Cafein có tác dụng kích thích hoạt động của hệ thần kinh, làm gia tăng các hoạt động thể chất có liên quan đến hệ thần kinh như hoạt động trí não, gia tăng trạng thái thức tỉnh, gia tăng hoạt động tư duy, làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tăng hoạt động của cơ bắp… Qua đó, nó có tác dụng làm tăng sự hưng phấn tinh thần, tăng sự tập trung trí óc và hiệu quả làm việc.
Có không ít nghiên cứu chỉ ra rằng, những người uống cà phê ít có nguy hơn mắc các bệnh nguy hiểm hơn những người không uống. Và những người này thường chọn cách uống một tách cà phê vào mỗi buổi sáng. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, uống cà phê cũng nên theo một khung giờ nhất định.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, muốn cà phê phát huy tác dụng hiệu quả nhất, mang lại sự tỉnh táo cho người uống thì phải biết chọn thời điểm, chứ không nên “uống theo hứng”.
Theo Telegraph, Tiến sĩ Steven Miller, bác sĩ chuyên khoa thần kinh tại Trường Đại học Quân y ở Bethesda, Maryland, Mỹ cho hay, thời điểm tốt nhất để uống cà phê là từ 9h30 – 11h30 sáng. Vì cafein tương tác với một nội tiết tố chủ đạo trong cơ thể có tên là cortisol giúp điều hòa đồng hồ sinh học và thúc đẩy sự tỉnh táo.
Thời điểm không nên uống cà phê gồm:
Không nên uống trước 9h30 sáng: Khi bắt đầu tỉnh giấc, nồng độ cortisol trong cơ thể tương đối cao và duy trì cho đến 8-9h sáng. Nhưng sau đó khoảng 1 giờ, nồng độ này bắt đầu giảm xuống, lúc đó bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Uống cà phê sau thời điểm này sẽ tốt hơn vì nó thúc đẩy cơ thể sản sinh cortisol.
Không nên uống lúc 12h – 13h và 5h30 – 6h30: Bởi khi đó, tỷ lệ cortisol tăng ở mức cao nhất, khi đó sự kích thích của caffein với cơ thể không rõ ràng, cà phê sẽ không phát huy hiệu quả.
Lưu ý: Nhiều người thường “lạm dụng” uống thật nhiều cà phê để có thể thức đêm làm việc. Tuy nhiên, ít người biết rằng, sau thời gian tỉnh táo, dưới tác dụng của cà phê, các giấc ngủ thường kéo dài hơn, nếu không cơ thể sẽ mệt mỏi, lừ đừ. Đó là quy luật sinh lý của cơ thể cần được tôn trọng, để các tế bào thần kinh có thời gian nghỉ ngơi sau khi hoạt động gắng sức.
Bạn nên nhớ, nếu uống cà phê liên tục để kích thích trí não có thể dẫn đến tình trạng suy nhược thần kinh, gia tăng nhạy cảm, gây stress hoặc gây nghiện, tức là phải có cafein kích thích tế bào thần kinh mới chịu làm việc.
Khuyến cáo trẻ em và phụ nữ có thai hay đang cho con bú tuyệt đối không nên dùng cà phê. Các tác hại tuy chưa được chứng minh rõ, nhưng những chất có tác dụng kích thích thì về nguyên tắc thì nên hiểu là không tốt.
Với một số bệnh như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, loét dạ dày tá tràng, viêm ruột kích thích, các bệnh nhân có các bệnh lý thần kinh như rối loạn thần kinh thực vật, suy nhược thần kinh… cũng nên hạn chế uống loại thức uống này.
“Phong cách uống cà phê của người Việt đang đi ngược lại so với thế giới”
Trong khi thế giới chỉ lấy hương cà phê mà không lấy vị cà phê, thì Việt Nam đang làm ngược lại. Rất nhiều người khi uống cà phê nguyên chất đều cho rằng không ngon, nhạt vị, không đậm đặc… mà phải uống cà phê có tẩm hóa chất và hương liệu thì mới thấy thích
Người Việt Nam đang uống nhiều chất độn hơn chất cà phê. Cà phê giờ không phải từ cà phê mà uống từ hóa chất hoặc từ nông sản rang cháy”.
Hiện nay, nhiều cơ sở chế biến nhỏ vì lợi nhuận và vì thiếu hiểu biết trong vấn đề an toàn thực phẩm mà sản xuất ra những sản phẩm không tốt, thậm chí mang tính độc hại. Họ rang đậu tương cháy để lấy độ đậm đắng và vị chát được lấy từ nhân cau để tăng thêm phần phấn khích khi uống cà phê.
Điều đó vô hình chung đã hủy hoại cơ thể con người vì chất cháy, tinh dầu cháy sẽ gây ung thư, nhịp tim loạn, giảm trí nhớ.
Bên cạnh đó, caramen từ đường cháy, bơ hòa tan ở nhiệt độ cao họ đem dùng để láng phủ lên bề mặt cà phê, sau một thời gian ở nhiệt độ bình thường sẽ gây mốc độc tố.Thế giới đang nghiêm cấm dòng cà phê này, nếu phát hiện sẽ cho tiêu hủy sản phẩm.
Với những cách chế biến trên thì chỉ lấy được vị cà phê. Khi nước vào sẽ mang tính chất rửa trôi caramen, cà phê có vị đắng chát. Nhưng nếu muốn đẩy được hương cà phê thì phải dùng nhiệt độ hóa hơi, muốn có hương cà phê thì phải cho chất tạo hương.
Uống quá nhiều cà phê làm tăng nguy cơ đột tử
Với tỷ lệ caffeine chỉ trên dưới 1%, người uống sẽ uống được nhiều, không bị say vì caffeine gần như không có. Nếu nghiện uống món cà phê này liên tục thì người uống từ việc ngồi quán cà phê sẽ đi xuống nấm mồ không xa.
Các nhà nghiên cứu của Đại học South Carolina tại Mỹ theo dõi 44.000 người trong 17 năm để tìm hiểu mối quan hệ giữa lượng cà phê mà họ uống mỗi ngày với nguy cơ tử vong sớm. Họ thống kê số lượng người chết trong 17 năm và nguyên nhân gây tử vong. Nhóm nghiên cứu xem xét mọi thói quen của đối tượng – bao gồm mức độ uống cà phê mỗi ngày, chế độ ăn, cường độ tập luyện thể chất, mức độ nghiện thuốc lá.
2.500 người chết trong quá trình nghiên cứu, trong đó nam giới chiếm hơn 87%. Phần lớn họ qua đời vì bệnh tim. Ngoài ra họ còn chết vì nhiều bệnh khác.
Các chuyên gia nhận thấy nếu một đối tượng uống nhiều hơn 4 tách cà phê mỗi ngày thì nguy cơ đột tử của người đó tăng thêm 21%. Nhưng nếu đối tượng có độ tuổi dưới 55 thì nguy cơ đột tử tăng lên tới 50%.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, có lẽ chúng ta chỉ nên uống từ một tới ba tách cà phê mỗi ngày. Nếu uống nhiều hơn 4 tách cà phê, có lẽ sức khỏe của chúng ta sẽ chịu tác động xấu”, Xuemei Sui, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, phát biểu.
Su nói rằng một tách cà phê tương đương với 170-230 gram bột cà phê.
“Phần lớn người Mỹ mà chúng tôi theo dõi trong nghiên cứu uống trung bình ba tách cà phê mỗi ngày”, Su khẳng định.
Nhiều người nghĩ rằng chất caffeine trong cà phê có thể làm tăng nguy cơ chết sớm, nhưng Su và các cộng sự chưa tìm ra mối liên hệ giữa lượng tiêu thụ cà phê mỗi ngày và nguy cơ chết vì bệnh tim.
Caffeine là chất kích thích có khả năng làm tăng nhịp tim, huyết áp và hàm lượng đường trong máu.